Tết 2023 của người Nhật có gì đặc biệt?

Tết 2023 của người Nhật có gì đặc biệt?

Trong dịp Tết, người lao động được nghỉ lễ từ 29/12 đến 3/1 và do đó có thời gian để tạm gác lại công việc và về với gia đình để nghỉ ngơi, tham gia vào các hoạt động truyền thống cũng như thưởng thức Osechi (Một loại thức ăn truyền thống vào đầu năm) và gửi những tấm thiệp Chúc mừng năm mới.

Tuy vậy, do đã trải qua 3 năm liên tiếp ứng phó với Đại dịch COVID 19, nhiều gia đình vẫn chưa thể quay lại với những hoạt động bình thường như thời điểm trước dịch. Với mục đích tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của dịch lên những kế hoạch năm mới của các gia đình Nhật, Shokubunka, công ty nghiên cứu phát triển kinh doanh online một số mặt hàng thực phẩm đã phỏng vấn 1,004 đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 60 trên khắp Nhật Bản để hỏi về dự định đón năm mới của họ trong năm 2023.

Dưới đây là kết quả khảo sát được công bố: 

Bạn dự định làm gì trong dịp Tết năm nay?

  • Nằm dài ở nhà (42.9%)
  • Đi lễ đền Shinto hoặc chùa (39.5%)
  • Thăm bà con họ hang và bạn bè (17.4%)
  • Chờ dịp Sales đầu năm để đi mua sắm (12.9%)
  • Ngắm mặt trời mọc khi bước sang năm mới (7.7%)
  • Đi du lịch (4.4%)

40% người cho biết họ định dành thời gian ở nhà trong dịp lễ năm nay, hạn chế ra ngoài và theo dõi tình hình dịch bệnh. Ngoại trừ việc đi lễ đầu năm và đi chúc Tết người quen thì có vẻ như phần lớn định dành thời gian thư giãn tại nhà.

Việc đi lễ đầu năm để cầu may – hay còn gọi là Hatsumode – cũng là hoạt động được nhiều người lựa chọn

Liệu kế hoạch đón năm mới của bạn có thay đổi dựa vào tình hình dịch bệnh hay không?

  • Không (36.1%)
  • Có (32.7%)
  • Tôi không chắc (31.2%)

Với làn sóng lây nhiễm COVID-19 đợt 8 như hiện nay thì Nhật Bản vẫn đang đề cao tinh thần phòng chống dịch. Có vẻ như đợt lễ năm nay nhiều gia đình sẽ lại hoãn những dự định đi chơi và hạn chế ra ngoài.

Đại dịch ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch nghỉ lễ năm nay của bạn?

  • Tôi chủ yếu dành thời gian ở nhà và ít ra ngoài hơn (55.6%)
  • Tôi không còn giữ những hoạt động ăn Tết truyền thống thường niên như các dịp lễ trước (26.3%)
  • Chi tiêu cho thực phẩm của tôi đã tăng so với trước đó (21.7%)
  • Tôi đặt đồ ăn ngoài thường xuyên hơn (8.1%)
  • Tôi đi chùa và hỏi thăm họ hàng trên các nền tảng trực tuyến (4.1%)
  • Khác (12.1%)

Có vẻ như việc ở nhà nhiều đã khiến những người khảo sát có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho thức ăn ngày lễ (21.7%) và đặt đồ ăn ngoài (8.1%). Những thay đổi này là do nhiều người hạn chế những buổi tụ tập liên hoan cùng gia đình bạn bè và do đó ít nấu nướng hơn. Những phản hồi cụ thể của người tham gia khảo sát có thể kể đến: “Tôi không về thăm ông bà mình trong dịp Tết này, “Tôi không tụ tập liên hoan với họ hàng”, và “Tôi đặt nhiều hàng online hơn”.

“Gorogoro” – Chỉ nằm dài ở nhà mà không nấu ăn gì có vẻ như là xu hướng trong dịp Tết năm nay của nhiều người Nhật.

Bạn nghĩ dịp lễ này mình sẽ chi tiêu nhiều nhất vào việc gì?

  • Thức ăn (59.4%)
  • Mua sắm (16.2%)
  • Du lịch (7.8%)
  • Giải trí (4.1%)
  • Tiền lì xì (3.5%)
  • Khác (9.0%)

Ở phần trả lời của câu hỏi trước đó cũng đã đề cập đến sự tăng lên trong chi tiêu thực phẩm của người Nhật. Có đến 60% số người được hỏi định tiêu tiền cho việc ăn uống là chủ yếu. Một số người cho biết cụ thể họ sẽ “Ăn ngoài với gia đình”, “Ăn Osechi và một vài món khác mà tôi không thường ăn” Thư giãn ở suối nước nóng”. Có lẽ món ăn truyền thống ngày Tết – Osechi vẫn được giới trẻ ưa chuộng và khả năng sẽ có những sự đổi mới về nội dung cũng như hình thức món ăn này trong tương lai.

Nhiều nhà hàng Nhật cũng bắt đầu bán Osechi suất 1 người ăn

Bạn chuẩn bị thức ăn như thế nào cho dịp nghỉ lễ ?

  • Gia đình tôi chuẩn bị (44.95)
  • Tôi tự làm (40.1%)
  • Tôi mua nó ở khu quanh chỗ mình sống (31.6%)
  • Tôi đi ăn ngoài (18.05)
  • Tôi đặt đồ ăn qua mạng (14.1%)
  • Khác (2.4%)

Có tất cả 85% số người khảo sát cho biết họ vẫn sẽ thưởng thức những món ăn tự nấu hoặc do gia đình tự làm.

Bạn thèm đồ ăn đắt tiền nào trong dịp lễ này không (Ngoại trừ Osechi và mì soba)

  • Sushi (46.1%)
  • Cua (37.8%)
  • Sukiyaki (29.9%)
  • Yakiniku (19.8%)
  • Không có (15.5%)
  • Shabushabu (12.3%)

Một số loại hải sản phổ biến nhất gồm có sushi – thường được ăn trong những dịp đặc biệt và món cua. Tiếp đó là món lẩu thịnh soạn làm ấm bụng vào ngày đông như Sukiyaki hay Shabushabu.

Bạn có nghĩ mình không hài lòng với việc mua sắm thực phẩm Tết năm nay không ?

  • Không (76.1%)
  • Có (23.9%)

Gần 25% người được hỏi đã trả lời rằng họ không được hài lòng lắm khi mua đồ ăn cho dịp Tết. Các lý do phổ biến gồm: “Phần ăn quá nhỏ và không hộp lý so với giá cả”, Tôi rất thất vọng với Osechi mua từ một tiệm nổi tiếng” hay “Hộp Osechi tôi mua hoàn toàn khác so với ảnh trên mạng”. Hầu hết là do kỳ vọng của họ lớn hơn so với sản phẩm nhận được trên thực tế.

Tóm lại, bởi sự ảnh hưởng của đại dịch nên trong mùa Tết năm nay nhiều người Nhật hạn chế ra ngoài và thay vào đó đầu tư nhiều hơn vào những trải nghiệm ăn uống thay vì đi du lịch hoặc đi chơi với gia đình. Cùng với đó, các món ăn truyền thống như Osechi ryori vẫn cho thấy sức hút với thế hệ trẻ, đồng thời cho thấy những dấu hiệu tích cực trong việc cải tiến phát triển nhằm bắt kịp với các xu hướng và nhịp sống mới trong tương lai.

Theo Soranews24.com 

Đang xem: Tết 2023 của người Nhật có gì đặc biệt?

Sản phẩm đã xem

bình luận trên bài viết “Tết 2023 của người Nhật có gì đặc biệt?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng