Tanabata (七夕) - Lễ Thất tịch của người Nhật có gì đặc biệt?

Tanabata (七夕) - Lễ Thất tịch của người Nhật có gì đặc biệt?

Lễ hội Tanabata của Nhật vốn bắt nguồn từ Trung Quốc vẫn có một số điểm khác biệt nhất định. Cùng Sakuko Store tìm hiểu nguồn gốc, đặc trưng và những điều thú vị xoay quanh Thất tịch - lễ hội Tanabata của quốc đảo hoa anh đào nhé!

Nguồn gốc, truyền thuyết của lễ hội Tanabata: 

Lễ hội Tanabata "phiên bản" Nhật Bản bắt nguồn từ truyền thuyết về nàng Orihime: Orihime là con gái của Ngọc Hoàng, nàng dệt khung cửi và thêu thùa rất khéo. Khi đến tuổi lấy chồng, Ngọc Hoàng cho phép nàng lấy chàng chăn bò Hikoboshi - người mà nàng yêu bấy lâu nay, vốn sống ở phía bên kia dải Ngân Hà. Nhưng sau khi lấy nhau, hai vợ chồng Orihime và Hikoboshi mải mê vui chơi bỏ bê công việc ở Thiên đình khiến Ngọc Hoàng nổi giận, ra lệnh chia cách hai người ở hai đầu sông Ngân và chỉ cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7.

Lễ hội Tanabata bắt nguồn từ truyền thuyết về nàng Orihime.

Đặc trưng của lễ hội Tanabata – Ngày lễ Tanabata có gì đặc biệt?

Ngày nay tại “đất nước mặt trời mọc”, ngày lễ Tanabata đã bị thay đổi tùy theo từng vùng miền, tuy nhiên vẫn đều mang ý nghĩa là dịp mọi người cầu nguyện và hy vọng những điều ước sẽ thành hiện thực. Ngoài ra, nhiều đôi lứa cũng thường tới các đền thờ để cầu nguyện cho tình yêu của mình, còn những người độc thân lại mong tìm thấy ý trung nhân.

“Giải mã” ý nghĩa những vật trang trí trong lễ Tanabata

Tanzaku

Tanzaku trong dịp lễ Tanabata là những mảnh giấy hoặc mảnh vải ghi điều ước được treo trên cành tre.

Màu sắc của Tanzaku dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành xưa của Trung Quốc, gồm 5 màu là đỏ - xanh dương - vàng - trắng - đen, mang ý nghĩa của những ước nguyện khác nhau. Nhưng trong văn hóa của người Nhật cũng có một chút khác biệt:

  • Màu xanh lá (khi xưa được gọi là ao (青) - tức là xanh dương): Mang ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương và năng lượng gắn kết những người xung quanh. Nếu bạn muốn viết lời cảm ơn đến người khác, đây sẽ là một sự lựa chọn vô cùng thích hợp.  
  • Màu đỏ: Dùng để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với cha mẹ, tổ tiên. Vì vậy, nên viết vào giấy màu đỏ những mong muốn được giúp đỡ những người xung quanh hoặc những mong muốn cho sự phát triển của bản thân.
  • Màu vàng: Mang ý nghĩa “niềm tin". Người Nhật cho rằng sắc màu này giúp gắn kết người với người, cải thiện các mối quan hệ, giúp gia đình, vợ chồng dễ hòa thuận hơn.
  • Màu trắng: Tượng trưng cho "chính nghĩa". Thể hiện một tâm trí tuân theo các quy tắc và nghĩa vụ, thể hiện con đường, phương hướng đi đúng đắn . 
  • Màu tím (người Nhật sử dụng thay cho màu đen) có ý nghĩa "trí tuệ". Nên viết trên giấy đen những nguyện ước liên quan đến học tập, thi cử.  

Tuy vậy, hiện nay người Nhật cũng sử dụng rất nhiều màu rực rỡ khác để trang trí, chứ không chỉ 5 màu bên trên.

 

Những tờ giấy ghi điều ước Tanzaku khiến không gian ngập tràn sắc màu.

Fukinagashi

Fukinagashi là những cột giấy lớn, tượng trưng cho những sợi chỉ của nữ thần may vá - công chúa Orihime. Fukinagashi gồm một quả bóng giấy lớn phía trên, xung quanh được đính bằng những dải giấy in hoa dài rủ xuống bên dưới. Fukinagashi mang ý nghĩa cầu nguyện cho ngành dệt may và thủ công luôn phát triển.

 

Đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những cột giấy Fukinagashi rực rỡ.

Orizuru

Orizuru là những con hạc giấy được gấp từ giấy origami. Chim hạc đại diện cho sự sống lâu và trường thọ, nên nhiều người sẽ gấp hạc giấy và nối chúng lại bằng sợi chỉ rồi treo lên cành tre hoặc dán lên những sợi giấy trên Fukinagashi với ý muốn cầu chúc cơ thể khỏe mạnh.


Trang trí hạc giấy tượng trưng cho lời nguyện ước về sức khỏe

 

Lễ Thất tịch thì ăn gì?

Dạo gần đây ở Việt Nam, mỗi dịp Thất tịch mọi người thường rộn ràng ăn những món từ đậu đỏ mong thuận lợi tình duyên, còn người Nhật sẽ ăn gì?

Mỳ Soumen

Có rất nhiều món ăn độc đáo được thưởng thức vào dịp này, trong đó điển hình phải kể đến món mì Somen. Mì Somen có nguồn gốc từ Trung Quốc, được cho là một món ăn giúp tiêu trừ ốm đau bệnh tật. Nhiều người cho rằng sau khi được đưa sang Nhật, người Nhật đã sử dụng lúa mì - một nguyên liệu khác với ban đầu để chế biến sao cho hợp với thời tiết, khẩu vị của họ. 

 

Mỳ soumen trong dịp này thường được trang trí rất bắt mắt.

Thức ăn liên quan đến măng, tre

Người Nhật tin rằng có một vị thần trú ngụ trong hốc tre, lá tre có tác dụng diệt khuẩn mạnh nên được cho là có ý nghĩa xua đuổi tà ma.

Vì vậy, vào dịp Tanabata, người Nhật có phong tục ăn cơm với các món măng và bánh bao nhân ngọt được gói lá tre. Đặc biệt, bánh bao nhân đậu đỏ là món ăn được ưa thích nhất vì đậu đỏ tượng trưng cho sức khỏe và tình duyên.

 

Bánh bao gói trong lá tre (笹団子) rất được ưa thích trong dịp Tanabata.

Đồ ăn được trang trí, cắt tỉa hình ngôi sao

Nhiều gia đình chuẩn bị thức ăn có hình ngôi sao nhân dịp Tanabata vì người Nhật cho rằng những nguyện ước của họ sẽ gửi đến các vì sao.

Vì thế, họ thường trang trí đồ ăn bằng đậu bắp cắt nhỏ (trông như những ngôi sao tí hon), thạch hình ngôi sao, trái cây, kẹo đường konpeito, và trang trí bằng những màu sắc tươi sáng vô cùng sinh động.

 

Các món ăn được cắt tỉa, trang trí hình ngôi sao.


Tanabata đã được coi là một trong những lễ hội lớn của xứ sở hoa anh đào. Nếu có ghé Nhật Bản vào kỳ nghỉ hè và tham gia những hoạt động đầy hấp dẫn của lễ hội mùa hè, đừng quên ghé lễ hội Tanabata, xúng xính trong áo yukata và treo những điều mình thầm mơ ước lên và cầu nguyện nhé!


Đang xem: Tanabata (七夕) - Lễ Thất tịch của người Nhật có gì đặc biệt?

bình luận trên bài viết “Tanabata (七夕) - Lễ Thất tịch của người Nhật có gì đặc biệt?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng