Khi mang thai, tăng cân là điều bình thường do em bé trong bụng mẹ ngày càng lớn cộng thêm trọng lượng của nước ối. Tuy nhiên, mẹ bầu thừa cân cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy, cùng Sakuko tìm hiểu mẹo người Nhật quản lý cân nặng trong thời gian mang thai nhé!
Có nên ăn kiêng khi mang thai?
Khi mang thai, ăn kiêng với mục đích giảm cân hoặc nhằm hãm tăng cân hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Không chỉ vậy, ăn kiêng giảm cân còn làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Tuy nhiên, cũng có một số người cần phải ăn kiêng khi mang thai, chẳng hạn như những người thừa cân, béo phì ngay cả trước khi mang thai. Trong trường hợp đó, một chế độ ăn kiêng hợp lý thường được khuyến khích để kiểm soát cân nặng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mặc dù tăng cân trong quá trình mang thai là bình thường, nhưng tăng cân nhanh khi mang thai là một vấn đề đáng báo động. Tăng đột ngột làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và con. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ sinh con to nặng từ 4kg trở lên, dễ xảy ra các vấn đề trong quá trình sinh nở.
Mức tăng cân phù hợp tùy thuộc vào thể trạng của mẹ. Đối với những người có chỉ số BMI dưới 18,5 (thể trạng gầy) trước khi mang thai, tăng 9-12 kg khi sinh là có thể chấp nhận được. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có chỉ số BMI từ 18,5 đến dưới 25,0 (thể trạng bình thường) trước khi mang thai, thì không có vấn đề gì ngay cả khi tăng 7 đến 12 kg trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, những người có chỉ số BMI từ 25,0 trở lên (thể trạng thừa cân) trước khi mang thai, thì cần có chế độ kiểm soát cân nặng riêng.
Cụ thể, với người gầy hoặc thể trạng bình thường, trung bình 2 tuần tăng khoảng 1kg trở lên là mức phù hợp, và tăng từ 600g trở lên trong 2 tuần đối với người thừa cân.
Cân nặng lý tưởng khi mang thai là bao nhiêu?
Mức tăng cân phù hợp tùy thuộc vào thể trạng của mẹ. Đối với những người có chỉ số BMI dưới 18,5 (thể trạng gầy) trước khi mang thai, tăng 9-12 kg khi sinh là có thể chấp nhận được. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có chỉ số BMI từ 18,5 đến dưới 25,0 (thể trạng bình thường) trước khi mang thai, thì không có vấn đề gì ngay cả khi tăng 7 đến 12 kg trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, những người có chỉ số BMI từ 25,0 trở lên (thể trạng thừa cân) trước khi mang thai, thì cần có chế độ kiểm soát cân nặng riêng.
Cụ thể, với người gầy hoặc thể trạng bình thường, trung bình 2 tuần tăng khoảng 1kg trở lên là mức phù hợp, và tăng từ 600g trở lên trong 2 tuần đối với người thừa cân.
Mẹo để quản lý cân nặng tốt khi mang thai
Ăn kiêng quá mức khi mang thai có thể gây nguy hiểm nên mẹ bầu cần quản lý cân nặng thật tốt. Thay vì ăn kiêng, hãy kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn phù hợp mà vẫn đủ chất dinh dưỡng.
Ăn đủ 3 bữa một ngày, nhai kỹ và ăn chậm.
Ngoài ra, cũng cần cẩn thận khi lựa chọn nguyên liệu cho các món ăn. Tránh thức ăn nhiều calo và đồ ngọt, và chọn thức ăn ít calo, giàu protein.
Nên ăn rong biển, nấm và các loại rau ăn củ, vừa giàu vitamin mà còn tránh được tình trạng thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều những món ăn không tốt cho sức khỏe.
Lên thực đơn hằng ngày và lựa chọn cách chế biến món ăn cũng là cách hiệu quả để cắt giảm lượng calo trong khẩu phần ăn. Các món hấp và luộc sẽ tốt cho sức khỏe hơn những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường...
Kiểm soát chế độ ăn uống là cách nhanh nhất để ngăn ngừa tăng cân, nhưng bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe sức bền cho mẹ, chuẩn bị cho thời gian sinh nở.
Tùy tình trạng thể chất của mẹ và sự hướng dẫn của bác sĩ mà các mẹ có thể lựa chọn những bài tập phù hợp, dành riêng cho người mang thai như tập aerobic, đi bộ, bơi lội, yoga,... Tránh tập thể dục quá sức hoặc những môn thể thao nguy hiểm có thể gây chấn thương hoặc ngã.
Ăn kiêng quá mức khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ bầu cần ăn kiêng thì trước tiên cần hỏi ý kiến bác sĩ, hướng tới chế độ ăn ít calo, giàu protein với chế độ dinh dưỡng cân bằng để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé!