Lễ hội Obon (お盆) ở Nhật Bản là gì? Có giống lễ Vu lan ở Việt Nam không?

Lễ hội Obon (お盆) ở Nhật Bản là gì? Có giống lễ Vu lan ở Việt Nam không?

Nếu ở Việt Nam, lễ Vu Lan được tổ chức vào dịp rằm tháng bảy âm lịch, thì ở Nhật Bản, cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự như vậy. Đó chính là lễ Obon, được diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.

Vậy lễ Obon có điểm gì giống và khác với lễ Vu Lan báo hiếu? Cùng Sakuko tìm hiểu ngay nhé!

 

Nguồn gốc của Lễ hội Obon

 

Lễ Bon hay Obon (お盆), là một lễ hội truyền thống của người Nhật, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên. Bắt nguồn từ hơn 500 năm trước, ngày nay, lễ hội Obon đã trở thành dịp đặc biệt để đoàn tụ gia đình, mọi người trở về quê cha đất tổ dọn dẹp phần mộ của tổ tiên, và cũng là thời điểm để tham gia các tục lệ truyền thống như nhảy điệu nhảy dân gian hay thả đèn lồng trên sông... 


Người Nhật còn tin rằng vào dịp đặc biệt này, linh hồn của tổ tiên sẽ trở về nhà với con cháu. 

 

Lễ hội Obon là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của Nhật Bản.

Điểm tương đồng giữa Lễ Obon của Nhật Bản và Vu Lan báo hiếu của Việt Nam:

 

Các gia đình ở Việt Nam thường có tục lệ cúng lễ, đốt vàng mã dâng lên người đã khuất vào rằm tháng 7. Ở Nhật Bản cũng có lễ tảo mộ Ohakamairi. Đồ thờ cúng của họ là những chiếc bánh gạo nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng… rất bắt mắt, kết hợp với những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (hoặc Tama-dana). 

Đồ cúng cũng được thay đổi mỗi ngày:

  • Ngày 13: Bánh gạo Mukae Dango (bánh đón linh hồn); 
  • Ngày 14: Bánh Ohagi (bánh gạo nếp, thường được bọc bên ngoài là đậu đỏ azuki, mang ý nghĩa là bùa hộ mệnh, xua đuổi tà ma); 
  • Ngày 15: Mì Soumen (một loại mì truyền thống của Nhật Bản);
  • Ngày 16: Bánh gạo Okuri Dango (bánh tiễn linh hồn).


 Bánh Ohagi mang ý nghĩa như bùa hộ mệnh, giúp xua đuổi tà ma.

 

Điểm khác biệt:

 

Điểm khác biệt giữa lễ hội Obon và lễ Vu Lan ở Việt Nam là về thời gian tổ chức.

Trước đây, lễ Obon cũ hay còn được gọi là Kyu Bon được tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.

Tuy nhiên lễ hội Shichi-gatsu Bon, được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch chứ không theo lịch âm. Shichi-gatsu Bon sẽ tổ chức ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.

Còn Hatchi-gatsu Bon thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto với rất nhiều hoạt động hoành tráng và ấn tượng.

Cùng Sakuko điểm qua một vài bức ảnh đặc sắc của lễ hội Obon nhé!


Điệu nhảy Bon Odori là hoạt động không thể thiếu được trong dịp lễ này.

 

Lễ hội Obon ngập tràn trong ánh đèn lồng.

 

Người Nhật thả đèn lồng trên sông (Toro Nagashi) vào ngày cuối cùng của lễ hội.

Người Nhật thả đèn lồng trên sông (Toro Nagashi) vào ngày cuối cùng của lễ hội.

 

Tại Nhật Bản, mùa hè là thời điểm rất nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức, vô cùng náo nhiệt và thu hút đông đảo người dân tham gia. Nếu như bạn có dịp đến Nhật Bản vào tháng 8, hãy tham dự Lễ Obon để có thể hiểu thêm về một trong những nét đẹp văn hóa của quốc đảo hoa anh đào nhé!


Đang xem: Lễ hội Obon (お盆) ở Nhật Bản là gì? Có giống lễ Vu lan ở Việt Nam không?

bình luận trên bài viết “Lễ hội Obon (お盆) ở Nhật Bản là gì? Có giống lễ Vu lan ở Việt Nam không?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng