Mì chính từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc với bữa cơm các gia đình Việt, dùng để nêm nếm đa dạng các món xào, súp, canh,... giúp món ăn thêm đậm đà và tròn vị. Tuy nhiên, có không ít những thắc mắc thành phần của loại phụ gia thực phẩm này bao gồm những gì và liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!
Thành phần của mì chính - Gia vị Unami là gì?
Mì chính (hay MSG) được sử dụng để tăng hương vị thơm ngon của thực phẩm. Đây là một loại bột tinh thể màu trắng, không mùi, thường có nguồn gốc từ axit amin glutamate. Vậy thì, loại phụ gia này ra đời như thế nào?
Nguồn gốc của MSG
Trong văn hóa ẩm thực “Washoku” của Nhật Bản, Unami chính là vị cơ bản thứ năm (bên cạnh các vị ngọt, chua, đắng và mặn). Đây là vị ngọt thịt hay vị thanh mát đặc trưng từ nguyên liệu giúp làm món ăn thêm hài hòa và ngon miệng hơn. Tiến sĩ Kikunae Ikeda là người đầu tiên phát hiện ra hương vị này khi thưởng thức bát nước súp dashi. Sau khi tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm, vào năm 1908 ông đã kết luận glutamate là thành phần chính tạo nên hương vị Unami, đưa loại gia vị này trở nên phổ biến trên toàn Châu Á với hương vị thơm ngon, đậm đà của nó.
Dù có tồn tại trong tự nhiên nhưng MSG (Mononatri glutamat) cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy. Mì chính tổng hợp được tạo ra bằng cách ủ và lên men đường mía, củ cải đường, bột bắp. Các thực phẩm khác như giấm, nước tương và sữa chua cũng thường được sản xuất theo quy trình tương tự.
Vị ngon của Mì chính (hay MSG) là do nó chứa hương vị “tinh túy” Unami
Không có sự khác biệt nào về mặt hóa học giữa mì chính tự nhiên và mì chính do nhà máy sản xuất. Cơ thể con người cũng không thể phân biệt glutamate trong chế độ ăn uống của bạn đến từ nguyên liệu tự nhiên hay được gia vị được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.
Thực chất, trong cơ thể người, axit glutamic thường được tìm thấy dưới dạng glutamate, một trong những kích thích dẫn truyền thần kinh trong não đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trí nhớ và học tập.
FDA ước tính rằng một người trưởng thành trung bình tiêu thụ 13 gram chất này mỗi ngày từ protein trong thực phẩm . Glutamate tự nhiên có trong thịt, cá, trái cây, rau quả và kể cả nấm. Chất này cũng được tìm thấy trong sữa mẹ. Về cơ bản, thực phẩm giàu protein (như thịt, trứng và cá) chứa một lượng lớn glutamate liên kết, trong khi thực phẩm ít protein (như trái cây và rau quả) chứa nhiều glutamate tự do.
Glutamine cũng có trong các loại thực phẩm hàng ngày
Sử dụng mì chính nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Theo các chuyên gia thực phẩm của Ajinomoto, thành phần mì chính gồm axit glutamic, axit inosinic, axit guanylic và natri. Đây là các chất có trong thức ăn tự nhiên, được chuyển hóa ở gan và các cơ quan khác nên sẽ không tích tụ trong cơ thể. Do vậy, bạn có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần lo ngại về vấn đề sức khỏe.
Mì chính (MSG) và axit glutamic (Glu) được coi như một loại gia vị từ năm 1909. Sau đó từ “phụ gia thực phẩm” đã được Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản chỉ định cho chất này trong văn bản chính thức về Luật Vệ sinh Thực phẩm vào năm 1960.
Ngoài ra, Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Ủy ban Chuyên gia Quốc tế về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi đánh giá cẩn thận về độ an toàn cũng như hữu ích của mì chính và axit glutamic, đã tái xác nhận về tính an toàn của chúng.
Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng đưa ra kết luận tương tự rằng "mì chính không nguy hiểm" bao gồm:
- Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
- Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu (EUFIC)
- Ủy ban Hóa học Thực phẩm Liên minh Châu Âu (SCF)
Nhiều tổ chức Quốc tế đã nghiên cứu và kết luận rằng mì chính là gia vị an toàn cho sức khỏe
Vì sao mì chính bị hiểu lầm là gây hại cho sức khỏe?
Dù đã được nhiều tổ chức quốc tế công bố là an toàn, nhưng vẫn có không ít người cho rằng mì chính là chất có hại cho sức khỏe.
Theo thông tin của Cục phúc lợi xã hội và y tế cộng đồng của chính quyền thành phố Tokyo công bố thì độ an toàn của chất này đã được xác nhận tương đương với các chất phụ gia thực phẩm thông thường, do vậy không cần phải lo lắng về ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và có thể sử dụng như một loại gia vị với liều lượng bình thường.
Nguyên nhân mà loại phụ gia thực phẩm này bị hiểu lầm có thể bởi 3 lý do chính sau đây:
Nguyên nhân đầu tiên gây lo ngại về mì chính được cho là ảnh hưởng với thần kinh được tìm thấy trong các nghiên cứu trên động vật với glutamate. Quả thật, trong hầu hết các trường hợp thí nghiệm tiêm vào cơ thể động vật, biểu hiện cho thấy sự tác động lên thần kinh của chúng. Tuy nhiên, khi đưa vào bằng đường uống, các nhà khoa học lại không phát hiện dấu hiệu ảnh hưởng nào trừ khi dùng một lượng lớn cùng một lúc.
Nguyên nhân thứ hai là do sự lan truyền của "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc".
Trước đây từng có báo cáo về trường hợp người dân ăn đồ ăn Trung Quốc có chứa một lượng lớn mì chính, thành phần chính của gia vị nêm nếm, gây ra các triệu chứng như suy nhược và tim đập nhanh. Những trường hợp này được gọi chung với cái tên là "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc".
“Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” từng làm nảy sinh giả thuyết trong dư luận về tác hại của MSG
Do các báo cáo này có liên quan đến natri glutamate (MSG) được sử dụng trên toàn thế giới như một loại gia vị nấu ăn, những giả thuyết cho rằng “chất phụ gia mì chính có hại cho cơ thể'' được truyền tai nhau rộng rãi, chủ yếu ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Tờ The Guardian của Anh cũng đã đề cập đến vấn đề này trong bài viết "Liệu giả thuyết về tác hại của mì chính có chính xác không?".
Theo đó, đầu bếp Heston Blumenthal – người điều hành một nhà hàng ba sao Michelin ở Anh khi được phỏng vấn đã cho biết: “Giả thuyết cho rằng mì chính có hại là một lời đồn vô căn cứ, không hề có một bài báo nào chứng minh rằng mì chính có hại cả”.
Chủ nhà hàng người Mỹ David Chan cũng cho biết, "Nhiều người tin cứ cái gì “tự nhiên” là tốt nhất và quan niệm rằng các thành phần và gia vị nhân tạo là nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế việc cho rằng nó nguy hiểm do được tổng hợp và không đúng, và cũng chưa có kết quả nghiên cứu nào cho thấy mì chính là chất gây bệnh cho con người cả".
Các cuộc điều tra khác nhau cũng đã được tiến hành bởi các tổ chức quốc tế như JECFA, FAO và WHO. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng thực hiện trong các điều kiện thí nghiệm nghiêm ngặt hơn, nhưng cuối cùng cũng kết luận rằng không có mối quan hệ rõ ràng giữa "Hội chứng thực phẩm Trung Quốc" và việc sử dụng mì chính trong nấu ăn.
Nguyên nhân cuối cùng khiến mì chính bị hiểu lầm có lẽ bởi nó là một thành phần hóa học. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất hiện nay được sản xuất bằng phương pháp lên men nên không sử dụng các chất hóa học.
Ví dụ, đường được làm từ nguyên liệu chính là nước mía, nhưng nó cũng chứa những phụ gia khác để sản xuất ra đường. Màu sắc ban đầu của đường cũng không phải là màu trắng tinh khiết. Do đó, quá trình xử lý hóa học như tinh luyện là cần thiết để tạo ra đường có độ tinh khiết cao. Một loại gia vị khác là muối ăn cũng được làm từ nước biển nhưng tất nhiên nó cũng chứa các chất khác ngoài thành phần chính natri clorua và quá trình xử lý hóa học cũng cần thiết để tạo ra natri clorua tinh khiết. Hiểu theo nghĩa này thì cả đường và muối đều là gia vị hóa học.
Nói cách khác, chỉ vì thứ gì đó được tạo ra bằng phương pháp hóa học không có nghĩa là nó có hại cho sức khỏe. Mì chính hiện nay đang được sản xuất theo phương pháp lên men tương tự nước tương và miso để tạo ra axit glutamic, sau đó được xử lý để chứa clorua, giống như muối ăn.
Nhiều loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày cũng được sản xuất bằng phương pháp hóa học
Nên sử dụng mì chính thế nào?
Nhìn chung độ an toàn của mì chính đã được khẳng định như một phụ gia thực phẩm có thành phần chính là glutamate. Nếu sử dụng theo cách bình thường, chẳng hạn như để nêm nếm thức ăn, thì không quá cần phải lo lắng về việc bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy vậy, bạn vẫn nên sử dụng gia vị này một cách điều độ và vừa phải. Lý do là bởi mì chính có chứa natri clorua - tương tự như muối ăn. Hương vị ngọt của mì chính hãm lại và dịu bớt vị mặn, vì vậy vị giác của bạn sẽ khó phát hiện ra cả khi tiêu thụ một lượng lớn.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp quá mẫn cảm với axit glutamic. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ sự bất thường nào sau khi ăn, hãy ưu tiên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.
Cần tránh sử dụng quá nhiều mì chính hay muối cho bữa ăn
Vậy mì chính có hại cho sức khỏe không? Mì chính đã được chứng minh là an toàn để sử dụng như một gia vị trong nấu ăn, tuy nhiên vẫn cần điều chỉnh liều lượng sử dụng phù hợp mỗi ngày để tránh tiêu thụ quá nhiều natri clorua.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý chọn mua sản phẩm chính hãng tại địa chỉ uy tín thay vì những phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Sakuko Japanese Store là thương hiệu chuyên phân phối các sản phẩm nội địa Nhật chính hãng để bạn yên tâm lựa chọn. Thương hiệu đã có hơn 11 năm hoạt động tại Việt Nam và hiện sở hữu hệ thống hơn 30 cửa hàng trên toàn quốc cùng đa dạng kênh bán hàng online như: Website, Fanpage, Shopee.
Vì vậy, bạn sẽ vô cùng dễ dàng và thuận tiện khi mua mì chính nội địa Nhật Bản. Các sản phẩm được bán với giá tốt và thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Sakuko luôn giải đáp đến bạn mọi thắc mắc và sẵn lòng tư vấn cách bảo quản tốt nhất.
Mua mì chính nội địa Nhật chất lượng với mức giá tốt nhất tại hệ thống Sakuko Japanese Store
Để tìm hiểu thêm thông tin về các sản phẩm mì chính Nhật hoặc cần hướng dẫn cách thức mua hàng nhanh chóng, thuận tiện, bạn hãy liên hệ với Sakuko Japanese Store qua các kênh sau để được tư vấn tận tình:
- Website: https://sakukostore.com.vn
- Fanpage: Sakuko Store
- Shopee: sakuko.mebe officialstore
- Hotline: 1800.0010
Nguồn tham khảo:
(1) https://www.ajinomoto.com.vn/vi/kham-pha-umami/umami-la-gi-5-su-that-thu-vi-ve-umami
(3) https://www.ajinomoto.co.jp/aji/qa/
(4) https://www.fukushihoken.metro.tokyo.lg.jp/kenkou/anzen/food_faq/shokuten/shokuten08.html
(6) https://www.kobayashi-foods.co.jp/washoku-no-umami/msg-risk#2-4