Ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ? 7 thực phẩm tốt cho hệ thống miễn dịch

Ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ? 7 thực phẩm tốt cho hệ thống miễn dịch

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Một hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng ốm vặt, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh để có quá trình phát triển toàn diện. Vậy ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng sức đề kháng cho trẻ, bố mẹ nên có xây dựng cho con một chế độ ăn phù hợp với 7 thực phẩm cần thiết. Tất cả thông tin sẽ được Sakuko giải đáp chi tiết qua bài viết sau.

205.000 ₫
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
  • Thúc đẩy hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe
  • Tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe
205.000 ₫
  • Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
  • Giúp xương chắc khỏe
  • Thúc đẩy hệ miễn dịch 

Nguyên tắc bổ sung thực phẩm để tăng sức đề kháng cho trẻ

Chế độ ăn cho trẻ cần tuân thủ nguyên tắc bổ sung nhiều loại thực phẩm và cân bằng các nhóm dinh dưỡng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo áp dụng công thức 4-5-1 để trẻ có nền tảng sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất. Công thức dinh dưỡng 4-5-1 bao gồm:

  • Số 4: Cân đối 4 yếu tố trong chế độ ăn: Chất sinh năng lượng (carbohydrate); protein; lipid; vitamin và khoáng chất.
  • Số 5: Đảm bảo tính đa dạng trong bữa ăn, tối thiểu 5 trong 8 nhóm thực phẩm:
    • Nhóm lương thực: cơm, cháo, mì,...
    • Nhóm các loại hạt: đậu phộng, đậu xanh, vừng, hạt chia,…
    • Nhóm sữa, chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua,...
    • Nhóm thịt, cá, hải sản
    • Nhóm củ quả, rau xanh màu vàng, cam, xanh đậm: cà rốt, đu đủ, cam, rau bina, rau cải,...
    • Nhóm dầu ăn, mỡ động vật
    • Nhóm trứng, sản phẩm từ trứng
    • Nhóm rau, củ, quả khác
  • Số 1: Đảm bảo tính đa dạng, sự hài hòa, cân đối giữa các nhóm chất và thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.

Dựa theo công thức dinh dưỡng 4-5-1, chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần có sự đa dạng, đầy đủ nhóm nhất và đảm bảo không lạm dụng hoặc kiêng kỵ loại thực phẩm nào.

Áp dụng công thức 4-5-1 để trẻ có nền tảng sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất

Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ theo độ tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển là khác nhau. Vì vậy, bố mẹ cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi để con được cung cấp dinh dưỡng và có sức khỏe tốt nhất. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cho trẻ ở từng giai đoạn:

Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé ở giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi. Trong thành phần, sữa mẹ có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi giàu, cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: chất đạm, axit amin, enzyme, vitamin, khoáng chất,... Sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ hình thành hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé ở giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi

Trẻ từ 6 tháng tuổi - 2 tuổi

Sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển, trẻ cần có chế độ ăn dặm đủ chất với các loại thực phẩm phù hợp như: cháo, bột, thịt bằm, cá, rau củ nghiền, trái cây, sữa, chất béo,...

Trẻ từ 2 tuổi trở lên

Trẻ từ 2 tuổi đã có bộ răng sữa hoàn thiện nên có thể ăn, uống như người lớn. Do đó, bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng theo công thức 4-5-1 với lượng thức ăn phù hợp và phân bổ số bữa chính, phụ hợp lý trong ngày.

Trẻ từ 2 tuổi đã có thể áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho các bữa ăn hàng ngày

Top 7 thực phẩm tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ

Mỗi nhóm thực phẩm có chứa những dưỡng chất nhất định tốt cho sức khỏe cơ thể và hệ thống miễn dịch. Dưới đây là 7 nhóm thực phẩm mà bố mẹ cần chú ý bổ sung vào chế độ ăn để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Protein

Protein là dưỡng chất quan trọng, có vai trò duy trì sức khỏe, hỗ trợ sản sinh tế bào bạch cầu giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng. Vì vậy, chế độ ăn của trẻ nên nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa protein.

  • Thực phẩm giàu protein:
    • Protein thực vật: yến mạch, bơ đậu phộng, các loại đậu (đậu nành, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu Lima,...)
    • Protein động vật: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm,...
  • Cách chế biến giữ hàm lượng protein: Không chế biến các loại thực phẩm giàu protein ở nhiệt độ cao quá lâu. Các loại thịt, cá nên nấu chín và diệt khuẩn ở nhiệt độ từ 70 - 100 độ C.

Protein có nhiều trong thịt, cá, tôm và các loại đậu

Nhóm rau xanh đậm

Các loại rau xanh đậm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin C, protein, carotene, sắt, canxi, photpho,... Đây là những dưỡng chất có vai trò tham gia vào quá trình hình thành tế bào miễn dịch, góp phần tăng sức đề kháng. Chính vì thế, chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần bổ sung các loại rau xanh đậm.

  • Các loại rau xanh đậm: Rau ngót, rau cải, rau chân vịt, súp lơ, rau dền xanh, mồng tơi,...
  • Cách chế biến phù hợp: Các loại rau xanh đậm sẽ giữ được hàm lượng vitamin tối ưu khi được nấu chín vừa, ưu tiên hấp, trộn salad.

Các dưỡng chất trong rau xanh đậm có vai trò tham gia vào quá trình hình thành tế bào miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng

Nhóm thực phẩm giàu chất kẽm

Kẽm là khoáng chất không thể thiếu trong cấu trúc của protein miễn dịch, đồng thời giúp tăng tính bền thành mạch, màng tế bào. Khi thiếu kẽm, trẻ sẽ gặp phải tình trạng chán ăn, rụng tóc, khô da và suy giảm miễn dịch. Do đó, để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chế độ ăn hàng ngày nên có các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao.

  • Thực phẩm giàu kẽm: tôm, cua, sò, ngao, hàu, cá mòi, cá thu, thịt bò, gan động vật, trứng gà, nấm, chế phẩm từ sữa, hạt bí và các loại ngũ cốc,...

Kẽm là khoáng chất không thể thiếu trong cấu trúc của protein miễn dịch

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là chất chống oxy hóa, tham gia vào quá trình bảo vệ biểu mô, hình thành kháng thể và duy trì các chức năng của cơ thể. Vì thế, vitamin A là dưỡng chất không thể thiếu trong bữa ăn để trẻ có sức đề kháng tốt, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

  • Các thực phẩm giàu vitamin A: cà chua, cà rốt, đu đủ, trứng cá, quả gấc, bí đỏ, củ dền, khoai lang, rau đay, rau ngót, mồng tơi, gan động vật, ...
  • Cách bổ sung hiệu quả: Lựa chọn thực phẩm sạch, hữu cơ và nấu vừa chín tới hoặc làm gỏi, xay sinh tố để giữ được hàm lượng vitamin A cao nhất.

Vitamin A có nhiều trong các loại củ, quả màu đỏ, cam như: cà rốt, đu đủ, quả gấc,... 

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng trung hòa gốc tự do giúp loại bỏ tác nhân gây suy giảm miễn dịch. Đây còn là dưỡng chất kích thích tế bào lympho T chuyển dạng, tăng hoạt tính tế bào bạch cầu, giúp củng cố hàng rào miễn dịch tự nhiên. Nhờ đó trẻ có sức đề kháng tốt, hạn chế ốm vặt và các bệnh nhiễm trùng.

  • Thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung cho trẻ: Trái cây có múi (cam, bưởi, chanh, quýt), cherry, ổi, kiwi, cà chua, rau bina, rau dền xanh, bông cải,...
  • Cách bổ sung hiệu quả: Cho trẻ uống nước ép, kết hợp ăn trái cây tươi hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau để trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn.

Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C giúp trẻ tăng cường miễn dịch hiệu quả

Nhóm thực phẩm giàu Omega-3

Omega 3 là một loại axit béo, có tác dụng chống viêm và tham gia vào quá trình phát triển trí não, thị lực ở trẻ. Dưỡng chất này còn hỗ trợ hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể.

  • Thực phẩm giàu Omega 3: gan cá, cá thu, cá hồi, cá trích, dầu gan cá, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, trứng gà, ngũ cốc, đậu hà lan, quả bơ, rong biển,...

Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo, hạt, quả bơ

Nhóm thực phẩm chứa Probiotics

Probiotics là lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường sức khỏe đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất, tham gia vào quá trình sản sinh kháng thể giúp tăng sức đề kháng để trẻ luôn khỏe mạnh.

  • Thực phẩm giàu Probiotics: Sữa chua, thức uống lên men, phô mai, rau lên men, bắp cải muối chua, tempeh đậu nành, súp rong biển miso, sữa bơ, đậu nành lên men,...
  • Cách bổ sung hiệu quả: Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày cách bữa ăn chính 2 giờ, có thể trộn sữa chua cùng trái cây để tăng hương vị.

Bổ sung thực phẩm giàu probiotics giúp trẻ có hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh

Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngoài chế độ ăn đa dạng, đầy đủ nhóm chất, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm hỗ trợ tăng cường miễn dịch tốt nhất. Cốm tăng miễn dịch Immuno Care và bột cốm tăng miễn dịch Kids Support là 2 sản phẩm nội địa Nhật an toàn, hiệu quả mà bố mẹ có thể yên tâm lựa chọn.

Tên sản phẩm Thành phần Công dụng Giá tham khảo
Cốm tăng cường miễn dịch Immuno Care Chiết xuất rễ cúc tím Echinacea, quýt xanh onshu, men kẽm, vitamin C
  • Tăng đề kháng, tạo miễn dịch cho cơ thể
  • Duy trì sức khỏe, giúp trẻ hồi phục nhanh khi mắc bệnh
380.000 VNĐ/15 gói
Bột cốm tăng miễn dịch Kids Support Chiết xuất từ hoa cúc tím, cỏ ngọt Stevia, men chứa kẽm, vitamin C
  • Tăng đề kháng cơ thể, củng cố miễn dịch
  • Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị cảm cúm, nhiễm trùng, viêm đường hô hấp
  • Kích thích bé ăn ngon, cải thiện tình trạng chán ăn
325.000 VNĐ/15 gói

4 Biện pháp kết hợp với ăn uống để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Chế độ ăn uống đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bố mẹ nên kết hợp 4 biện pháp dưới đây để trẻ có sức khỏe tốt nhất và hệ miễn dịch vững vàng:

Uống đủ nước mỗi ngày tùy theo độ tuổi của trẻ

Trẻ nên uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu ở từng độ tuổi. Cụ thể, trẻ từ 1 - 2 tuổi nên uống đủ 600 - 1.000ml nước và trẻ từ 3 - 6 tuổi nên uống 1.000 - 1.500ml nước mỗi ngày.

Ngoài nước lọc, trẻ cũng nên bổ sung nước qua sữa mẹ, sữa uống, nước canh và nước ép củ quả,...

Trẻ nên uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu ở từng độ tuổi

Tập thể dục

Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ ra ngoài chơi và thường xuyên vận động với các bài tập phù hợp như: đi bộ, đạp xe, nhảy dây, đá cầu,... Việc tiếp xúc với môi trường tự nhiên giúp trẻ hình thành cơ chế kháng thể, hình thành miễn dịch hiệu quả.

Thường xuyên ra ngoài và vận động là giải pháp tối ưu giúp trẻ có sức đề kháng tốt

Vệ sinh môi trường sống

Môi trường sống và các vật dụng của trẻ nên được thường xuyên làm sạch, vệ sinh, sát khuẩn. Điều này giúp trẻ hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: bụi bẩn, vi khuẩn, virus, nấm mốc,... Nhờ đó ngăn ngừa nhiễm bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ.

Môi trường sống và các vật dụng của trẻ nên được thường xuyên làm sạch, vệ sinh để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, mầm bệnh

Cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc

Trẻ cần được ngủ sớm và đủ giấc để có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. Số giờ ngủ cần thiết ở từng độ tuổi của trẻ như sau:

  • Trẻ sơ sinh: 18 - 22 tiếng/ngày
  • Trẻ 2 tháng - 5 tháng tuổi: 15 - 18 tiếng/ngày
  • Trẻ 6 tháng - 12 tháng tuổi: 14 - 16 tiếng/ngày
  • Trẻ 12 tháng - 36 tháng tuổi: 10 đến 12 tiếng/ngày
  • Trẻ lớn: 7 - 8 tiếng/ngày

Trẻ cần được ngủ sớm và đủ giấc theo nhu cầu ở từng độ tuổi để có hệ miễn dịch khỏe mạnh

Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc “ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ” thông qua các nhóm thực phẩm, chế độ dinh dưỡng và những phương pháp hỗ trợ. Hy vọng bài viết đã giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, xây dựng thực đơn để bé yêu luôn khỏe mạnh.

Các sản phẩm tăng miễn dịch nội địa Nhật chính hãng, chất lượng đang được bán với giá tốt tại Sakuko Japanese Store. Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm hoặc cần hướng dẫn cách thức đặt hàng nhanh chóng, tiện lợi, bố mẹ hãy vui lòng liên hệ Sakuko qua các kênh sau:

Đang xem: Ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ? 7 thực phẩm tốt cho hệ thống miễn dịch

bình luận trên bài viết “Ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ? 7 thực phẩm tốt cho hệ thống miễn dịch

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng