Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần tập thể dục thế nào?

Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần tập thể dục thế nào?

Nhiều mẹ bầu dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi hoặc nằm thư giãn. Không thể phủ nhận nghỉ ngơi đủ rất quan trọng đối với cả mẹ và bé, tuy nhiên các mẹ bầu cũng cần duy trì và nâng cao thể lực để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Trong bài viết này, Sakuko Store sẽ giới thiệu những bài tập thể dục cho các mẹ bầu và những lưu ý khi nào nên hạn chế tập thể dục, tùy theo các giai đoạn thai kỳ và tình trạng thể chất.


Tại sao cần tập thể dục khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi. Khi em bé ngày càng lớn, thì mẹ không chỉ tăng kích thước “vòng eo” mà còn tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân, thậm chí, tùy theo cơ địa từng người mà có thể mắc các bệnh như cao huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ. Để ngăn ngừa điều này, mẹ bầu nên tập thể dục một cách điều độ để tránh tăng cân quá nhiều.

Quá trình “vượt cạn” tốn rất nhiều sức lực và sức lực, vì vậy mẹ cuxmng cần phai xây dựng thể lực từng chút một và chuẩn bị tâm thế cho ngày lâm bồn.


Khi nào có thể bắt đầu tập thể dục khi mang thai?

Thai kỳ có thể được chia thành ba “cột mốc”. Cả mẹ và bé đều chưa ổn định trong giai đoạn “đầu thai kỳ”, giai đoạn ổn định là “giữa thai kỳ” và “cuối thai kỳ” là thời gian chuẩn bị cho bé chào đời.

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tập thể dục là giữa thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe khi mang thai của mỗi người là khác nhau, vì vậy nếu mẹ bầu thấy không khỏe thì nên nghỉ ngơi, tránh tập quá sức.

Mẹ bầu có thể bắt đầu tập thể dục từ giai đoạn thai kỳ ổn định

Những lưu ý khi tập thể dục trong quá trình thai kỳ

Nếu trước đó mẹ bầu không tập thể dục thường xuyên, thì hãy bắt đầu từ từ và tăng dần lượng bài tập. Bắt đầu với 5 phút mỗi ngày và tăng thêm 5 phút mỗi tuần cho đến khi có thể tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Quan trọng là thực hiện đều đặn và biến tập thể dục thành thói quen.

Khi tập thể dục, nếu mẹ bầu cảm thấy đầy hơi hoặc buồn nôn, nên nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh. Ngoài ra, cần uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục để tránh mất nước. 

Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng sức khỏe, vì vậy, mẹ bầu không cần phải ép bản thân ra ngoài mỗi ngày để tập thể dục, thay vào đó, hãy tập một số bài tập có thể thực hiện trong nhà. 

3 bài tập dành cho mẹ bầu:

Trước khi bắt đầu bài tập nào trong những bài tập này, các mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

① Đi bộ

Đây là một bài tập đơn giản mà các mẹ bầu có thể thực hiện bất kỳ lúc nào mình muốn, ngay cả khi không thường tập thể dục, các mẹ vẫn có thể dễ dàng kết hợp việc đi bộ trong những hoạt động hàng ngày như đi siêu thị, đi mua sắm hoặc đi làm.

Mỗi ngày các mẹ hãy tập đi bộ rèn luyện sức khỏe trong vòng 30-60 phút nhé!

Mỗi ngày mẹ bầu nên đi bộ rèn luyện sức khỏe.

 ② Bài tập bơi dành cho mẹ bầu (maternity swimming)

Bài tập bơi thai kỳ là bài tập sử dụng lực nổi trong nước. Ngay cả những mẹ bầu có vòng bụng lớn cũng có thể tập thể dục nhịp điệu dưới nước mà không ảnh hưởng đến bé. Hơn nữa, do lực cản của nước, việc tập luyện sẽ dễ dàng hơn mà vẫn có thể đạt được hiệu quả rèn luyện cơ bắp một cách hiệu quả.

Các hoạt động bơi lội dành cho mẹ bầu phổ biến bao gồm đi bộ và thể dục nhịp điệu dưới nước mà ngay cả những người không biết bơi cũng có thể làm được. 

Bài tập bơi dành cho mẹ bầu giúp rèn luyện cơ bắp một cách hiệu quả.

③ Yoga dành cho mẹ bầu (maternity yoga)

Bài tập yoga trước khi sinh là một bài tập không chỉ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, rèn kỹ thuật thở cần thiết để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn diễn ra nhanh chóng dễ dàng hơn, mà còn giúp kết nối giữa mẹ và bé trở nên sâu sắc hơn. Nên bắt đầu tập bài tập này từ tháng thứ 4, khi thai kỳ bắt đầu ổn định.

Sử dụng thảm yoga để tránh bị trượt và tập sau khi ăn ít nhất 2 giờ, tránh tập ngay sau khi ăn. Ngoài ra, tránh tập yoga nóng khi mang thai vì có thể dẫn đến mất nước, thiếu máu và gây ra căng thẳng cho tử cung.


Tập yoga cho mẹ bầu giúp kết nối giữa mẹ và bé trở nên sâu sắc hơn

Các bài tập nên tránh khi mang thai

Khi mang thai, sự cân bằng của cơ thể thay đổi nhanh chóng, do đó, cần tránh các hoạt động có nguy cơ té ngã. Các mẹ bầu cần thường xuyên vận động vừa phải, không quá nhanh và mạnh, tránh các bài tập nào có thể gây ra chấn thương.

Bên cạnh đó, các bài tập liên quan đến nhảy hoặc gập bụng, ép bụng có thể nguy hiểm đến thai kỳ. Nên tránh các môn thể thao tiếp xúc, như bóng chuyền, bóng đá, lặn biển, nhảy dù và tập thể dục ở cường độ lớn.



Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng thật tốt, các bài tập thể dục cho mẹ bầu sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng thai kỳ, giảm nguy cơ tiền sản giật, cũng như giúp máu lưu thông tốt, giảm cảm giác đau lưng, mỏi mệt trong quá trình mang thai. Đồng thời, tập thể dục đều đặn trong thai kỳ sẽ giúp cải thiện chỉ số IQ của bé nữa đấy! Vì vậy, các mẹ cố gắng vận động thể lực vừa phải, đều đặn để nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!


Đang xem: Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần tập thể dục thế nào?

Sản phẩm đã xem

bình luận trên bài viết “Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần tập thể dục thế nào?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng