8 cách đuổi muỗi hiệu quả bảo vệ gia đình

8 cách đuổi muỗi hiệu quả bảo vệ gia đình

Dịch sốt xuất huyết và bệnh do muỗi gây ra là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Hãy áp dụng các phương pháp đuổi muỗi tự nhiên, hoặc những sản phẩm đuổi muỗi để bảo vệ sức khỏe cả gia đình nhé.

184.000 ₫
  • Chống muỗi, ruồi, rệp, bọ chét, bọ ve… và các côn trùng khácDạng xịt phun sương tiện dụng, xịt lên quần áo, chăn, màn, gối.
  • Không chứa hóa chất gây hại cho làn da và sức khỏe.
  • Sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em trên 6 tháng tuổi.

 

Theo Wikipedia, muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Nó thuộc nhóm sinh vật dạng côn trùng họ Culicidae, bộ hai cánh (Diptera). Kích thước thay đổi theo loài, con trưởng thành dài hơn vài mm, nặng khoảng 2 đến 2,5 mg nhưng chúng có thể bay với tốc độ đáng kinh ngạc từ 1,5 - 2,5 km/h. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), lăng quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành.



Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 - 25 độ C. Vì thế, những nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thường xuất hiện rất nhiều muỗi. Thực tế, chúng ta chỉ bị muỗi cái cắn, vì chỉ muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật. Nó hút máu để có nguồn protein sản sinh ra trứng. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu nên chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. 


1. Mối nguy hiểm từ muỗi

Muỗi là sinh vật thuộc loài côn trùng, kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn nhưng muỗi lại rất nguy hiểm. Theo tạp chí trực tuyến Mỹ Ripley's (RC), muỗi là vật trung gian truyền bệnh rất nhanh và nguy hiểm, giữa người với người, hoặc giữa động vật với người. Bản thân muỗi không có bệnh đe dọa con người, nhưng do hút máu bị nhiễm bệnh nên truyền bệnh sang cho con người. Muỗi lan truyền nhiều bệnh có tỷ lệ tử vong cao.


Phổ biến nhất có các chi muỗi Aedes (truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt vàng), chi Anopheles (truyền bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng sống trong tim chó), chi muỗi Culex (truyền bệnh virus West Nile, viêm não và sốt rét châu Á). 

 

 


Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu chết do các bệnh mà muỗi gây ra. Tại Việt Nam, có ba căn bệnh nguy hiểm phổ biến do muỗi mang lại là sốt xuất huyết, sốt rét, và viêm não Nhật Bản. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 211.388 ca mắc sốt xuất huyết, 87 trường hợp tử vong (theo thống kê của Bộ Y tế). Cho đến nay vẫn nhiều bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vacxin phòng bệnh. Vì thế cách phòng tránh bệnh tốt nhất hiện nay vẫn là tránh để bị muỗi đốt. 


2. Nguyên nhân một số người bị muỗi đốt nhiều hơn

2.1 Khí CO2

Theo nghiên cứu cho thấy, muỗi cái sử dụng tế bào thần kinh siêu nhạy cpA để phát hiện ra sự thay đổi nồng độ khí CO2 trong môi trường, thậm chí từ cách xa gần nửa sân bóng. Một người có thể hình lớn hơn, phụ nữ mang thai hay một người tập thể dục thường có nhịp thở nhanh, sẽ thải ra nhiều khí CO2 hơn, điều này rất dễ thu hút muỗi. 





2.2 Nhiệt độ

Muỗi cũng bị thu hút bởi nhiệt độ, vì vậy nếu nhiệt độ cơ thể của bạn càng cao, bạn càng dễ bị muỗi đốt. Do quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, hầu hết phụ nữ mang thai đều có nhiệt độ cơ thể trung bình cao hơn khoảng 1,26 độ F so với phụ nữ không mang thai. Kết quả là phụ nữ mang thai bị muỗi đốt nhiều gấp đôi so với những người khác. Hơn nữa, nếu bạn vừa mới tập thể dục hay vừa uống rượu bia, nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể hoạt động như một nam châm hút muỗi. 




2.3 Nhóm máu

Trong một nghiên cứu năm 2004, các nhà nghiên cứu đã thả muỗi Aedes albopictus vào một bữa tiệc buffet. Số lượng muỗi đậu vào những người có nhóm máu O gần gấp đôi so với những người có nhóm máu A. Kết luận nghiên cứu cho thấy muỗi ưa thích nhóm máu O hơn so với A, B và AB, nhưng sự khác biệt đáng kể nhất là khi so với nhóm A.  





2.4 Một số hợp chất trên da và mùi hương

Muỗi có thể bị thu hút bởi một số chất trên da hay mùi cơ thể, có thể kể đến như mùi axit lactic, axit uric, amoniac... Đặc biệt, khi uống đồ uống chứa cồn, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi chứa axit axetic, và sau khi tập thể dục cơ thể tiết ra axit lactic nên sẽ thu hút muỗi nhiều hơn. Hệ vi sinh vật trên da của chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi di truyền, tuổi tác và hệ thống miễn dịch. Do đó, nếu gia đình của bạn có thành viên thường bị muỗi đốt thì khả năng cao bạn cũng là đối tượng của muỗi đấy. 


Bên cạnh đó, mỹ phẩm thường chứa axit stearic, là chất ưu thích của muỗi, vì vậy những người trang điểm dễ bị muỗi đốt hơn. Hương thơm của các sản phẩm như nước hoa, sữa tắm cũng sẽ làm tăng khả năng thu hút muỗi ở một mức độ nhất định.





2.5 Màu sắc của quần áo

Thị giác của muỗi không nhạy bằng khứu giác, và chúng nhìn thấy những vật có màu tối dễ dàng hơn. Vì thế, nếu bạn mặc quần áo tối màu, bạn rõ ràng sẽ là một mục tiêu của đám muỗi.


3. Cách để loại bỏ muỗi ngoài trời

3.1 Loại bỏ các môi trường sống của muỗi

Muỗi thích sống ở những nơi ẩm ướt và tối. Nước tù đọng là nơi thu hút muỗi sinh sống và đẻ trứng. Vì thế, bạn có thể thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi bằng cách sau:

  • Nạo vét cống rãnh, vũng nước
  • Phát quang bụi rậm
  • Sử dụng bình chứa nước sinh hoạt kín
  • Nuôi cá trong các chậu cây thủy sinh
  • Chủ động gom, vứt các dụng cụ phế thải để tránh nước đọng



3.2 Trồng cây đuổi muỗi xung quanh vườn nhà

3.2.1 Hoa oải hương 

Ngoài chứa các thành phần chống nấm và đặc tính sát trùng cao, mùi hương của nó còn giúp xua đuổi côn trùng một cách tự nhiên. Oải hương rất thích hợp với khí hậu Đà Lạt và miền Bắc nước ta.




3.2.2 Cúc vạn thọ 

Là loại hoa phổ biến ở Việt Nam, nó chứa hợp chất thiophenes, nhờ mùi hương đặc biệt của nó, khiến các loại ruồi, muỗi, côn trùng hay sâu, rệp đều phải bỏ chạy. Vì đây là loài cây yêu thích ánh sáng nên rất thích hợp để trồng xung quanh nhà. 





3.2.3 Cây bạc hà

Tinh dầu bạc hà có chứa chất ngăn chặn muỗi hiệu quả gấp 10 lần DEET - thành phần có trong các loại thuốc diệt côn trùng. Đặc biệt, loại cây này còn khá dễ gieo trồng và chăm sóc.




3.2.4 Cây sả

Theo nhiều nghiên cứu, tinh dầu sả nằm ở phần thân có khả năng xua đuổi côn trùng tốt hơn nhiều lần so với các thuốc chống muỗi thông thường. Đặc biệt, mùi hương của sả làm cho muỗi mất phương hướng và gây khó khăn trong việc xác định vị trí của con người để tấn công.






3.2.5 Cây hương thảo

Hương thảo là một gia vị tuyệt vời trong bếp, còn có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người như giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ, xua đuổi muỗi rất hiệu quả. Cây hương thảo ưa râm mát nên bạn có thể trồng ở dưới những gốc cây lớn hơn.





3.3 Phun hóa chất diệt muỗi

Khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang lan tràn hoặc mật độ hoạt động của muỗi truyền bệnh trở thành một vấn đề nan giải. Do hiệu lực của hóa chất diệt muỗi truyền bệnh mạnh nhưng không kéo dài nên trong thực tế, cần phải phun lặp lại vài lần. Biện pháp phun hóa chất không gian thường được áp dụng ở trong nhà và chung quanh nhà như vườn cây, bụi rậm,...





4. Cách để xua đuổi muỗi trong nhà

4.1 Dùng lưới/màn chống muỗi

Nếu bạn vừa muốn mở cửa sổ, vừa sợ muỗi vào nhà, lắp lưới chống muỗi cho cửa sổ phòng ngủ là giải pháp khá hiệu quả để ngăn muỗi bay vào nhà. Lưới cửa là lưới kim loại có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và ánh sáng. Bên cạnh đó, dùng màn ngủ cũng giúp tránh muỗi đốt khi ngủ mà không quá tốn kém chi phí và gây hại cho sức khỏe hay môi trường.






4.2 Tinh dầu hoặc hương đuổi muỗi

Một số loại tinh dầu có tác dụng đuổi muỗi như: tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu tràm, tinh dầu sả, tinh dầu bưởi, tinh dầu tỏi,... Nếu bạn có lọ đốt tinh dầu, hãy đốt trong phòng ngủ, nó vừa giúp đuổi muỗi vừa mang lại cảm giác thư thái cho giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xịt tinh dầu pha loãng quanh các bức tường, góc nhà hoặc lên quần áo để muỗi không dám đến gần nhé.






4.3 Bẫy điện

Đèn bẫy muỗi được chế tạo gồm một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Nếu muỗi sa vào lưới điện, dòng điện nhỏ sẽ tiêu diệt chúng. Bên cạnh đó, vợt điện cầm tay, gồm lưới kim loại có điện chạy qua. Loại vợt điện này có thể sạc đi sạc lại và sử dụng nhiều lần, rất tiện dụng và an toàn. 






4.4 Bôi thuốc chống muỗi

Những loại thuốc chống muỗi, dù ở dạng bào chế nào như kem, gel, sáp, thuốc xịt,... thì thường chung một số thành phần hóa học chính: DEET, Picaridin, IR3535, Dầu bạch đàn chanh, 2-undecanone. Chúng được thiết kế nhỏ gọn, dùng để bôi ngoài da, nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không sử dụng trên em bé dưới 6 tháng và những vùng da nhạy cảm, hay vết thương hở.






4.5 Dùng quạt

Bật quạt vừa để giúp phòng thông thoáng hơn và sức gió từ quạt khiến muỗi khó đốt được bạn hơn. Đây là cách làm rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng trong mùa hè. 





Đang xem: 8 cách đuổi muỗi hiệu quả bảo vệ gia đình

Sản phẩm đã xem

bình luận trên bài viết “8 cách đuổi muỗi hiệu quả bảo vệ gia đình

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng