Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ không bú sữa mẹ là niềm trăn trở của nhiều mẹ bị mất sữa sau sinh. Bởi sức đề kháng trong sữa mẹ là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe thể chất lẫn trí tuệ của con trong 6 tháng đầu đời.
Trong nhiều trường hợp mẹ không có sữa hoặc sữa không đảm bảo chất lượng thì con thường phải uống sữa ngoài. Vậy làm thế nào để con không bú sữa mẹ vẫn khoẻ mạnh và phát triển bình thường? Nỗi lo lắng của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mẹ đã có kiến thức đầy đủ về sức đề kháng chưa?
Trước khi đi sâu vào phân tích các phương pháp tăng cường sức đề kháng cho con, mẹ nên nắm vững bản chất của sức đề kháng và những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của con đang bị giảm sút.
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là tên gọi khác của hệ miễn dịch - hệ thống được tạo thành từ bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống khỏi virus, vật thể lạ hoặc nhiễm trùng.
Có nhiều nguồn tạo và tăng sức đề kháng cho con như:
- Kháng thể có trong sữa mẹ
- Chế độ dinh dưỡng, vận động và chất lượng giấc ngủ của con
- Chất lượng môi trường sống của gia đình (chất lượng nước, không khí,...)
- Thuốc, vaccine, thực phẩm chức năng,....
Vì sao con cần tăng sức đề kháng?
Sức đề kháng rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi:
- Sức đề kháng là khả năng chống lại virus hoặc các tác nhân gây bệnh. Con có sức đề kháng càng cao thì nguy cơ bị cúm, cảm, bệnh sẽ càng thấp.
- Nếu sức đề kháng tốt, cơ thể của con có khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt. Đây là yếu tố giúp con giảm ốm vặt, ăn ngon, chơi ngoan, đủ điều kiện thể chất để phát triển trí tuệ, tránh các bệnh như suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Sức đề kháng của con có thể suy giảm bởi rất nhiều tác nhân
Làm thế nào để phát hiện con có sức đề kháng yếu
Nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần cảnh giác về sức đề kháng của con:
- Trẻ bị mất nước (da khô, niêm mạc môi lưỡi khô, khát nước, tiểu ít,…)
- Thường xuyên mắc nhiều bệnh, đặc biệt bệnh theo mùa (ví dụ: ho, cảm lạnh vào mùa đông)
- Chán ăn, biếng ăn
- Tiêu hóa kém (hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống)
- Các vết thương thường lâu lành
- Lười tham gia các hoạt động
- Hay quấy khóc do cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người
Top 5 cách tăng sức đề kháng cho con không bú sữa mẹ
Trẻ không bú sữa mẹ sẽ bị thiếu hụt một nguồn dinh dưỡng lớn để bổ sung đề kháng cần thiết. Để con yêu phát triển khoẻ mạnh dù sử dụng sữa ngoài, mẹ có thể lưu tâm đến 5 cách dưới đây.
Tăng sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng
Sữa mẹ có chứa các thành phần hoà tan như lysozyme, immunoglobulin (IgA - IgM IgG), lactoferrin, các enzyme,... và các thành phần tế bào. Việc cho con bú trong 24 tháng đầu đời sẽ giúp bé chống lại các bệnh như dị ứng, tiêu chảy,... Vậy nếu trẻ không bú sữa mẹ thì làm sao để bổ sung các dưỡng chất này? Cách hiệu quả nhất là tập trung vào chế độ dinh dưỡng.
Sử dụng sữa tốt
Trẻ từ 0-6 tháng tuổi chỉ có một nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa vì ở giai đoạn này trẻ chưa ăn dặm. Do đó, nếu không có sữa mẹ, bé sẽ phải bú sữa ngoài. Mẹ có thể lựa chọn sữa bò hoặc sữa non tuỳ theo thể trạng của bé, nhu cầu và khả năng tài chính.
Sữa bò có giá thành rẻ hơn nhưng tỷ lệ whey thấp, casein và đạm cao nên dễ gây khó tiêu. Sữa non là loại sữa bột đã được xử lý để phá huỷ 1 phần casein giúp bé hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, dòng sữa này cũng được nhà sản xuất bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết đồng thời cân bằng liều lượng để giống với sữa mẹ nhất.
Dưỡng chất có trong sữa non để tăng đề kháng cho con
Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi, bé sẽ có thể trạng và khả năng hấp thu khác nhau. Mẹ cần căn cứ vào những yếu tố này để chọn sữa non phù hợp cho con
- Sữa non cho trẻ dưới 1 tuổi: Sữa sử dụng đường lactose, giảm đạm và giảm muối tương tự như sữa mẹ. Ngoài ra, trong sữa công thức sẽ có các acid béo cần thiết, canxi, sắt và vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
- Sữa non cho trẻ từ 1 tuổi trở lêm: Ở giai đoạn này, trẻ đã cứng cáp và có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Do đó, sữa công thức sẽ bổ sung protein, canxi và muối hơn loại sữa công thức cho trẻ dưới 6 tháng.
Sữa non Glico nội địa Nhật được nhiều mẹ tin dùng để tăng đề kháng cho con
Thực phẩm tốt cho đề kháng của trẻ
Ngoài sữa, bé cần bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm nếu đã đến tuổi ăn dặm. Bữa ăn của trẻ cần có đủ 4 nhóm dưỡng chất là protein (đạm), lipid (chất béo), tinh bột và chất xơ.
Bảng thông tin dưới đây sẽ phân tích cụ thể vai trò của từng nhóm dưỡng chất đến việc tăng sức đề kháng cho con và gơi ý về thực phẩm khuyến khích dùng tương ứng với từng nhóm chất
Nhóm dưỡng chất | Vai trò | Thực phẩm khuyến khích dùng |
Tinh bột (gluxit/ carbohydrat) |
|
|
Chất béo (Lipid) |
|
|
Chất đạm (Protein) |
|
|
Chất xơ |
|
|
Nên cho con ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất để có hệ miễn dịch khoẻ mạnh
Theo từng giai đoạn phát triển, khả năng nhai, tiêu hoá của bé sẽ khác nhau. Do đó, mẹ cần lưu ý khi chế biến đồ ăn phù hợp với lứa tuổi như sau:
- Bé từ 6-7 tháng tuổi: Xay đồ ăn thật nhuyễn mịn (có thể xay đi xay lại đến khi mẹ cảm nhận đồ đã nhuyễn)
- Bé từ 8-9 tháng tuổi: Xay hoặc băm nhuyễn và lược qua rây
- Bé từ 9-12 tháng tuổi: Xay đồ ăn mịn nhưng không cần lược lại
- Bé từ 12 tháng tuổi trở đi: Băm hoặc xay đồ ăn ở mức vừa phải để bé luyện nhai. Tuy nhiên mẹ lưu ý không nên để đồ ăn ở kích thước quá lớn có thể khiến con bị hóc.
Đặc biệt khuyến khích mẹ nên tăng cường các thực phẩm sau trong bữa ăn của con
- Khoai lang: Khoai lang có vị ngọt bùi, rất thích hợp để làm đồ ăn dặm cho con. Đặc biệt, ngoài tinh bột, khoai lang còn chứa khoáng chất (sắt, đồng), vitamin C và beta-carotene tốt cho đề kháng của bé. Mẹ chỉ cần hấp chín khoai lang, nghiền nhỏ và trộn cùng sữa hoặc thịt xay nhỏ để cho bé yêu thưởng thức.
- Cà rốt: Là loại rau củ giàu vitamin A giúp nâng cao chức năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng được hô hấp. Vitamin A còn rất có lợi cho thị lực của con
- Cá: Thay vì cho con ăn nhiều thịt, bố mẹ có thể bổ sung protein tốt từ cá. Cá là loại thực phẩm có ít chất béo bão hoà, giàu axit béo omega 3, vitamin giúp tăng sức đề kháng, cải thiện tim mạch và tăng khả năng ghi nhớ.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh là thực phẩm giàu canxi, chất xơ và có hương vị khá ngon. Ngoài ra, dù nấu cháo, soup hay làm bánh, bông cải xanh cũng giúp đồ ăn có màu xanh rất đẹp mắt.
Chọn các thực phẩm tốt cho thực đơn ăn dặm của con
Thực phẩm chức năng giúp bé tăng cường đề kháng
Ngoài cho con uống sữa và tự tay chế biến thực phẩm, để con ăn ngon miệng và bổ sung thêm các vi chất cần thiết, mẹ có thể tham khảo các dòng bánh, soup ăn dặm, nước ép hoa quả hoặc thạch bổ sung vitamin từ nhà Sakuko.
Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo gồm:
Sản phẩm | Độ tuổi phù hợp | Giá bán |
Cháo ăn dặm nước hầm rau củ 5 tháng 70g | 5 tháng tuổi | 55.000 đồng |
Bánh boro dinh dưỡng Calket 6 tháng tuổi 80g | 6 tháng tuổi | 65.000 đồng |
Bánh ăn dặm canxi cá mòi rong biển 7 tháng | 7 tháng tuổi | 55.000 đồng |
Bánh ăn dặm canxi vị rau 9 tháng | 9 tháng tuổi | 55.000 đồng |
Cơm hầm gà rau củ kiểu Nhật 9 tháng 100g | 9 tháng tuổi | 55.000 đồng |
Cơm trộn cá hồi và rau củ 12 tháng 80g | 12 tháng tuổi | 53.000 đồng |
Thực phẩm ăn dặm bổ sung thơm ngon, nhiều dưỡng chất đến từ Nhật Bản
Tăng sức đề kháng thông qua vận động
Vận động là cách để xương khớp của con phát triển khoẻ mạnh, tăng tuần hoàn máu và hạn chế các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, thường xuyên vận động giúp con ăn khoẻ, ngủ ngon từ đó thêm khoẻ mạnh và cứng cáp hơn.
Mẹ có thể cho con tham gia một số hoạt động thể chất như:
- Nếu con chưa biết đi: Mẹ nên thường xuyên massage toàn thân, cho trẻ tắm nắng (mới đầu có thể tắm nắng khoảng 10 phút và tăng dần nhưng không nên để con tiếp xúc trực tiếp với nắng quá 20 phút)
- Nếu con đã biết đi: Linh hoạt tùy theo lứa tuổi và thể trạng của con. Mẹ có thể cho con đi bộ, chạy bộ, tập bơi hoặc chơi các môn thể thao (bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền,...)
Massage thường xuyên giúp con thư giãn
Tăng sức đề kháng thông qua chế độ ngủ nghỉ
Với trẻ nhỏ, giấc ngủ cực kỳ quan trọng (đặc biệt với sự phát triển của trí não). Ngủ là phương pháp để cơ thể con nghỉ ngơi và giúp chiều cao phát triển. Nếu ngủ không đủ giấc, con sẽ thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi và ốm vặt.
Vậy làm thế nào để mẹ có thể chăm sóc giấc ngủ của con? Đừng bỏ qua những lời khuyên dưới đây:
- Quan sát chu kỳ giấc ngủ của con và có sự điều chỉnh để bé thức ban ngày và ngủ ban đêm (với trẻ dưới 6 tháng tuổi)
- Rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ và thức đúng giờ cho con
- Không nên cho con hoạt động quá mạnh vào buổi tối để con có giấc ngủ ngon
- Tạo không gian phòng ngủ của con yên tĩnh
Tăng sức đề kháng thông qua việc tiêm phòng
Vắc-xin là phát minh giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế tối đa các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của con như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, sởi, quai bị,... Tiêm đúng lịch khuyến cáo và đủ liều giúp con có đủ đề kháng khi gặp bệnh và quá trình chữa trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Những mũi tiêm mẹ cần theo dõi và đưa con đi tiêm bao gồm:
- Vắc xin 6 trong 1: Ngăn ngừa mắc 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt.
- Vắc xin PCV: Có tác dụng phòng ngừa bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn.
- Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp: Có tác dụng giúp trẻ không bị nhiễm Rotavirus.
- Vắc xin phòng viêm não mô cầu: giúp phòng chống bệnh viêm não do vi khuẩn não mô cầu gây nên.
- Vắc xin MMR: giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và Rubella.
Đồng thời, mẹ cần lưu ý trong và sau quá trình tiêm như sau:
- Cần tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế
- Theo dõi các biểu hiện sau tiêm của con để có hướng giải quyết kịp thời
Nên tiêm vacxin đủ liều, đúng thời hạn cho con
Giải đáp những thắc mắc của mẹ liên quan đến việc tăng sức đề kháng cho con
Con không bú sữa mẹ có bị đề kháng yếu không?
Mẹ nên ưu tiên cho con bú sữa mình ít nhất là trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể tự nhiên cực kỳ tốt. Tuy nhiên, sữa mẹ không phải nguồn bổ sung miễn dịch duy nhất. Bài viết đã đề cập và phân tích rõ những nguồn cung cấp kháng thể khác mà mẹ có thể áp dụng cho con.
Do đó, dù không nuôi con bằng sữa mẹ thì chỉ cần mẹ tuân thủ các chế độ dinh dưỡng, vận động, ngủ nghỉ như trên và tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo, con yêu vẫn phát triển bình thường và khoẻ mạnh.
Ngoài bú sữa mẹ, trẻ vẫn có thể tăng cường sức đề kháng bằng nhiều cách
Có nên sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ không?
Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh có thói quen lạm dụng quá đà kháng sinh. Tâm lý thường của bố mẹ khi thấy con sốt, ốm là lo lắng, muốn con nhanh khỏi bệnh nên thường xuyên dùng loại thuốc này. Tuy nhiên, các bệnh do virus gây ra như cảm cúm, cảm lạnh,... rất dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Thông thường, nếu bệnh nhẹ và bé có thể trạng tốt thì có thể tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Việc dùng kháng sinh bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây tình trạng nhờn thuốc và suy yếu khả năng tự đề kháng của trẻ.
Nếu con chỉ bị cảm bình thường, dấu hiệu nhẹ, mẹ nên bổ sung dinh dưỡng kết hợp thực phẩm chức năng, rèn luyện vận động. Nếu dấu hiệu năng và thời gian bệnh kéo dài, nên đi khám để có tư vấn chi tiết từ bác sĩ.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ không bú sữa mẹ không khó nếu mẹ đã đọc kỹ và áp dụng các hướng dẫn trên. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần quan sát và thấu hiểu thể trạng, nhu cầu riêng của con để có sự điều chỉnh phù hợp.
Nếu bạn đang cần tìm kiếm đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm sữa non, đồ ăn dặm chuẩn Nhật Bản, chính hãng và chất lượng, hệ thống Sakuko Japanese Store rất hân hạnh được phục vụ.
Ghé Sakuko Japanese Store để sắm hàng ngàn món đồ Mẹ và Bé ưng ý
Để mua sữa và thực phẩm cần thiết cho con, bạn vui lòng liên hệ theo các kênh dưới đây
- Wesite: https://sakukostore.com.vn/
- Hotline: 1800 0010
- Fanpage: Sakuko Store
- Shopee: sakuko.mebe officialstore
- Mua trực tiếp tại các siêu thị của Sakuko (Danh sách các siêu thị gần bạn)