Trẻ sơ sinh bao lâu thay bỉm 1 lần? Trẻ sơ sinh nên thay bỉm mấy tiếng 1 lần? là vô vàn những câu hỏi của các mẹ về thời gian thay bỉm cho bé sơ sinh. Để đảm bảo vệ sinh và sự thoải mái cho bé, mẹ nên thay bỉm trung bình 2-4 tiếng 1 lần tùy độ tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nắm rõ hơn tần suất và cách thay bỉm đúng chuẩn cho bé sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bao lâu thay bỉm 1 lần?
Thời gian thay bỉm cho trẻ sơ sinh có thể được tính toán dựa vào đặc điểm sinh hoạt của bé theo tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý quan sát các biểu hiện khác thường của con để linh động thay bỉm và vệ sinh kịp thời.
Về tần suất thay bỉm, mẹ có thể tham khảo số bỉm cần dùng tương đương số lần cần thay bỉm cho bé sơ sinh trong ngày dưới đây:
Tháng tuổi | Số bỉm dùng trong ngày |
0-1 tháng | 10-12 |
1-3 tháng | 8-10 |
Thời gian thay bỉm với trẻ 1 tháng tuổi
Trẻ 1 tháng tuổi thường đi nặng khoảng 3-5 lần/ngày. Một số bé có cơ địa hấp thu kém thì cứ 2-3 ngày mới đại tiện 1 lần. Về tần suất tiểu tiện, bình thường, trẻ sẽ đi nhẹ từ 6-20 lần/ngày.
Dù tần suất đi nhẹ, đi nặng của trẻ ở tuổi này như thế nào, lý tưởng vẫn là cứ 2-3 tiếng 1 lần, bố mẹ hãy thực hiện thay bỉm cho bé sơ sinh.
Mới 1 tháng tuổi, làn da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm, thêm vào đó, tần suất đi vệ sinh cũng khá nhiều. Chính vì vậy, bố mẹ nên theo dõi và thay bỉm kịp thời để hạn chế nguy cơ chất thải bám lâu trên da khiến con khó chịu, quấy khóc, ngủ không yên. Ngoài ra, nếu mặc bỉm quá 3 tiếng, con sẽ có nguy cơ bị hăm da, nổi mẩn đỏ.
Mẹ nên chú ý thời gian thay bỉm cho bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là cứ cách 2-3 tiếng thay một lần.
Thời gian thay bỉm với trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi
Về cơ bản, so với bé 1 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của bé sơ sinh trên 1 tháng đã ổn định hơn dù cơ chế hoạt động của các cơ quan này chưa hoàn chỉnh. Vì thế, số lần đi vệ sinh của bé ở độ tuổi này sẽ ít hơn trẻ đang trong tháng đầu.
Vì số lần tiểu/đại tiện giảm xuống nên tần suất thay bỉm cho bé sơ sinh trên 1 tháng tuổi cũng giãn ra hơn. Trung bình cứ 3-4 tiếng, mẹ nên thay bỉm cho con 1 lần.
Việc thường xuyên thay bỉm là giải pháp hữu hiệu giúp bố mẹ bảo vệ làn da còn non nớt nói riêng và sức khỏe của bé nói chung. Mặc một miếng bỉm quá 4 tiếng sẽ khiến vùng kín của bé rơi vào trạng thái ẩm ướt, bí bách. Da bé phải tiếp xúc lâu với khí ẩm hoặc chất thải, sinh ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Hầm bí, không thông thoáng là một trong những tác nhân gây hăm tã. Do đó, phụ huynh nên quan sát, theo dõi biểu hiện của con để thay bỉm đúng lúc để da bé được “thở” và vùng nhạy cảm được thông thoáng.
Với bé sơ sinh trên 1 tháng tuổi, lý tưởng là cứ 3-4 tiếng thay bỉm 1 lần.
Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn bỉm cho trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhắc nhở mẹ nên thay bỉm cho bé sơ sinh
Tần suất thay bỉm có thể thay đổi phụ thuộc vào tình huống, thói quen đi vệ sinh, sinh hoạt và biểu hiện bên ngoài của từng bé. Trong nhiều trường hợp, mẹ nên linh động, không cần phải tuân theo tần suất như trên mà hãy chú ý các dấu hiệu sau để thay bỉm đúng lúc cho con:
- Nên thay bỉm ngay sau khi quan sát thấy con đại tiện, tiểu tiện khiến bỉm ướt và nặng.
- Khi bé đang ngủ hoặc đang chơi nhưng đột nhiên bật khóc, rất có thể bỉm đã bị tồn động nhiều chất thải và làm bé khó chịu, nhất là lúc bé đi nặng. Mẹ nên thay bỉm luôn để vùng kín của bé được thoáng mát, con có thể thoải mái tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Bé tự nhiên quấy khóc trong lúc ngủ hoặc chơi có thể là dấu hiệu bỉm đầy.
- Khi phát hiện thấy mùi khó chịu từ thân dưới của bé, mẹ hãy kiểm tra ngay để vệ sinh và đóng bỉm mới cho trẻ.
- Mẹ hãy chú ý vạch báo bỉm. Nếu vạch báo bỉm chuyển màu, điều đó có nghĩa là bỉm đã đầy và cần mẹ thay bỉm cho bé sơ sinh sớm.
- Trong khi cho bé ty sữa, mẹ cũng có thể cảm nhận được bỉm đã đầy hay chưa bằng cách sờ vào phần bỉm tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm của bé. Nếu nhấn vào bỉm thấy cảm giác căng nước, nặng tay thì mẹ đừng ngần ngại thay ngay một chiếc bỉm mới để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày?
Hướng dẫn cách thay từng loại bỉm/tã cho bé sơ sinh
Bên cạnh câu hỏi Bao lâu thay bỉm cho trẻ sơ sinh 1 lần, các mẹ cũng rất quan tâm đến cách thay bỉm đúng chuẩn cho con.
Trong những năm tháng đầu đời, ngoài bỉm dán, trẻ sơ sinh còn dùng thêm một số loại bỉm/tã khác như miếng lót sơ sinh, quần lót/bỉm quần vải, tã chéo,... Mỗi loại có một cách thay khác nhau. Mẹ hãy theo dõi để thay bỉm chuẩn và nhanh, đem lại cảm giác thoải mái cho bé yêu khi mặc bỉm nhé!
Bỉm dán
- Bước 1: Rửa tay thật sạch và chuẩn bị bỉm/tã sạch.
- Bước 2: Tháo và xử lý bỉm/tã bẩn.
- Bước 3: Vệ sinh vùng da tiếp xúc với bỉm cũ và phần rốn của bé đúng cách.
- Bước 4: Mặc bỉm/tã mới sau khi để da bé khô ráo.
Vệ sinh vùng da tiếp xúc với bỉm là một bước cực kỳ quan trọng trong quá trình thay bỉm cho bé.
Miếng lót sơ sinh
- Bước 1: Dán miếng lót mới vào quần lót sơ sinh bằng vải.
- Bước 2: Tháo miếng lót cũ và vệ sinh da cho bé thật sạch sẽ.
- Bước 3: Tán phấn rôm hoặc kem hăm lên vùng da dễ bị tổn thương.
- Bước 4: Dùng tã/bỉm vải đã chuẩn bị ở bước 1 để mặc cho bé.
Bỉm vải
- Bước 1: Lồng miếng lót vào khe giữa 2 lớp của quần bỉm
- Bước 2: Dùng tay vuốt cho bề mặt trong của bỉm và lót phẳng phiu
- Bước 3: Cài các nút của quần bỉm cho ôm khít với hông và bắp đùi của bé.
Tã chéo
- Bước 1: Đặt tã lên mặt phẳng và gấp hình tam giác vuông cân.
- Bước 2: Cho bé nằm lên miếng tã đã chuẩn bị.
- Bước 3: Quấn một hoặc cả hai bên miếng tã vào nách bé.
- Bước 4: Quấn tã quanh chân bé lên để giữ ấm.
- Bước 5: Quấn bên còn lại của tã sao cho kén được kín.
Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Cách thay bỉm cho bé sơ sinh CHUẨN VÀ NHANH
Những điều mẹ cần lưu ý khi thay bỉm cho bé sơ sinh
Trong quá trình thay bỉm cho con, mẹ hãy chú ý tới giới tính của bé để có cách vệ sinh phù hợp, đồng thời, áp dụng một số mẹo giữ an toàn cho con trong lúc đóng bỉm nhé.
Vệ sinh cho bé đúng cách
- Với bé gái: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ trước ra sau. Tiếp đó, gập khăn rồi lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông. Để khăn bẩn vào vị trí đã để tã cũ sau khi lau xong.
- Với bé trai: Một lưu ý cho bạn khi vệ sinh cho các bé trai là hãy dùng khăn phủ lên vùng kín để bé không tè ngược lên trên hoặc vọt vào mặt. Tiếp theo, bạn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé.
Mẹ hãy chủ động vệ sinh đúng cách tùy vào giới tính của bé sơ sinh
Lưu ý: Sử dụng khăn mềm hoặc khăn giấy khô giặt qua nước ấm để vệ sinh cho bé, không nên sử dụng giấy/khăn ướt dùng 1 lần có thể làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
Mẹo giữ an toàn cho con khi thay bỉm
- Chú ý nơi thay bỉm cho con: Nên thay bỉm cho bé sơ sinh ở trên giường, đặt con nằm ngay ngắn và càng lùi vào phần giữa giường càng tốt, không để bé nằm sát mép giường, tránh tình trạng bé cựa quậy, lăn ra sát mép giường gây nguy hiểm.
- Luôn giữ bé ít nhất bằng một tay khi thay bỉm: Trong quá trình thay bỉm, mẹ chú ý dùng một tay để giữ bé nằm yên trên giường hoặc luôn để mắt đến con để đảm bảo bé đang nằm ở vị trí an toàn, tránh việc bé cựa quậy, lăn ra khỏi giường.
- Luôn kiểm tra độ bó của bỉm sau khi thay: Mẹ có thể chèn 2 ngón tay vào giữa bỉm và eo của bé để kiểm tra. Nếu việc luồn tay vào không quá khó khăn, chật vật thì mẹ có thể yên tâm là bỉm đã vừa vặn với con.
Thay bỉm cho bé khi bé sơ sinh trong lúc trẻ ngủ
Đầu tiên, mẹ thử sờ bỉm của bé, nếu ướt đẫm và nặng tay thì các mẹ cần phải thay ngay để tránh bé bị cảm lạnh và hạn chế việc chất thải tiếp xúc quá lâu với làn da nhạy cảm của bé.
Nếu bé tè ít hoặc đại tiện chút xíu, chưa quá ướt thì mẹ có thể tính toán thời gian và đợi đến khi bé dậy. Quá trình thay bỉm trong khi bé ngủ nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng để không làm bé giật mình thức giấc.
*
Việc thay bỉm cho trẻ sơ sinh nên được tiến hành thường xuyên theo tần suất cứ 2-3 tiếng 1 lần đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi và 3-4 tiếng 1 lần với bé nhiều tháng hơn. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, mẹ đã có câu trả lời về bao lâu thay bỉm cho trẻ sơ sinh 1 lần. Mẹ hãy ghé blog tư vấn của Sakuko để tham khảo nhiều mẹo chăm sóc con nhỏ thú vị hơn nhé!