Vì sao không nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày?
Đóng bỉm 24/24h cho bé sơ sinh có thể cho mẹ chút thời gian rảnh rang, tuy nhiên lại gây ra những hậu quả khôn lường cho bé như nguy cơ hăm tã, viêm da, nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, giảm chức năng sinh sản,... Đồng thời, việc này còn khiến bé cảm thấy bí bách, khó chịu.
Nguy cơ hăm tã, viêm da
So với da người trưởng thành, làn da của trẻ sơ sinh mỏng hơn rất nhiều. Lá chắn trên bề mặt da còn mỏng manh do cấu trúc các sợi collagen mỏng hơn, còn các sợi protein đàn hồi phát triển chưa đầy đủ. Hơn nữa nồng độ pH còn thấp khiến da bé khó chống chịu được với các tổn thương.
Mặc bỉm quá lâu khiến nhiệt độ và độ ẩm trong bỉm tăng cao, tạo môi trường ẩm ướt cho các loại nấm bệnh và vi khuẩn sinh sôi. Sau khi trẻ đi vệ sinh, nếu mẹ không thay tã ngay thì enzyme trong chất thải, nước tiểu sẽ phân giải, sản sinh ra amoniac gây hại cho làn da trẻ. Vì vậy mà trẻ có nguy cơ bị viêm da, hăm tã.
Trẻ sơ sinh phải mặc bỉm 24/24 có nguy cơ bị hăm tã, viêm da cao.
Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
Bé sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu do khi đóng bỉm cả ngày, bộ phận sinh dục của trẻ liên tục phải tiếp xúc với nước tiểu, chất thải, cặn bã tích tụ ở bỉm.
Vi khuẩn sẽ phát triển gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Đường tiểu ở bé gái ngắn hơn bé trai do vậy sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn.
Nguy cơ suy thận
Như đã nói ở trên, đóng bỉm quá lâu dễ gây ra viêm nhiễm. Quá trình này tích tụ gây nhiễm trùng đường tiểu dưới, lâu dần sẽ lan lên đường tiểu trên, gây ra các biến chứng như suy thận, viêm thận, bể thận.
Nguy cơ giảm chức năng sinh sản của bé trai sau này
Nhiệt độ thích hợp nhất để tinh hoàn của bé trai phát triển tốt là khoảng 34 độ, thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-2 độ. Nhưng khi đóng bỉm 24/24, vùng bỉm bị kín hơi khiến nhiệt độ bên trong tăng lên. Để tình trạng này kéo dài, khả năng sản xuất tinh trùng của bé trai trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng.
Khiến bé khó chịu, bí bách
Đóng bỉm cả ngày khiến da bé không được “thở”, luôn ẩm ướt, hầm bí chứ không khô thoáng. Vì vậy mà bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc mẹ không yên.
Bé sơ sinh thường thấy khó chịu, ngứa ngáy khi phải mặc bỉm cả ngày.
Xem thêm: Mách nhỏ mẹ kinh nghiệm lựa chọn bỉm cho trẻ sơ sinh hữu ích
Chỉ nên đóng bỉm nhiều giờ cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào?
Mẹ chỉ nên đóng bỉm liên tục cho bé vào buổi đêm khi bé đi ngủ do một số nguyên nhân sau:
- Bỉm thấm hút chất thải tốt sẽ khiến bé ngủ trọn giấc, không thức dậy, quấy khóc giữa chừng vì khó chịu do cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy mà chất thải gây ra.
- Đóng bỉm ban đêm góp phần giúp bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi, đỡ vất vả vì phải liên tục thức dậy thay tã khi con tiểu tiện, đại tiện.
Sáng thức dậy sau một đêm đóng bỉm cho con, mẹ cần thay bỉm, lau rửa sạch vùng nhạy cảm của bé và “thả rông” một lúc rồi mới tiếp tục mặc bỉm hoặc chỉ cần dùng tã vải mỏng kèm miếng lót cho bé.
Cách hạn chế tác hại khi đóng bỉm nhiều giờ cho con
Đôi khi do tình hình công việc và cuộc sống, mẹ buộc phải chọn cách cho bé sơ sinh đóng bỉm nhiều giờ. Trong trường hợp đó, mẹ có thể tham khảo một số cách hạn chế tác hại của việc đóng bỉm nhiều giờ cho con bằng các cách sau:
- Chọn tã bỉm đã qua kiểm định: Bỉm tốt là bỉm được sản xuất trong môi trường đạt chuẩn GMP siêu sạch. Mẹ nên ưu tiên các loại bỉm được chế tạo từ vải không dệt, có màng đáy PE thoáng khí, để da bé được “thở”, khô thoáng.
- Nên chọn bỉm tã có công nghệ Nano Bạc, đồng thời, có khả năng diệt trừ vi khuẩn hiệu quả, chống hăm với các thành phần có tác dụng kháng khuẩn như trà xanh. Đồng thời, mẹ nên ưu ái các loại bỉm chứa hạt siêu thấm, giúp thấm hút nhanh, để lại bề mặt khô thoáng, tránh gây hầm bí, ẩm ướt.
Chọn bỉm chất lượng cao sẽ giúp cho vùng nhạy cảm của bé sơ sinh được thoải mái, thoáng mát ngay cả khi phải đóng bỉm cả ngày
Xem thêm: Bỉm nội địa Nhật ÊM DỊU cho bé TIỆN DỤNG cho mẹ
- Nếu buộc phải đóng bỉm nhiều giờ cho trẻ sơ sinh, mẹ chỉ nên đóng bỉm cho bé vào buổi tối, khi trẻ đi ngủ.
- Mỗi lần dùng bỉm chỉ nên kéo dài 3-4 tiếng, đồng thời, mẹ chú ý thay bỉm ngay khi bé đi đại tiện, tiểu tiện. Hãy vệ sinh từ phía trước ra phía sau vùng nhạy cảm của bé nhẹ nhàng bằng nước ấm.
- Để da bé khô thoáng và được thở, mẹ có thể để bé “thả rông” vài tiếng mỗi ngày rồi mới mặc bỉm khi cần.
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu hăm tã, mẹ nên đổi bỉm cho con và đưa trẻ đi khám nếu tình trạng hăm tã trở nên nghiêm trọng.
*
Bài viết trên đây đã phần nào giúp mẹ giải đáp câu hỏi có nên đóng bỉm cả ngày cho trẻ sơ sinh hay không. Đóng bỉm 24/24h có thể gây hậu quả khôn lường đến sức khỏe của trẻ so sinh, do đó, mẹ nên hạn chế không làm việc này. Để chọn mua các sản phẩm bỉm chất lượng Nhật Bản nội địa, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé ngay cả khi phải sử dụng trong nhiều giờ mẹ hãy đến ngay hệ thống Sakuko Japanese Store hoặc liên hệ nhanh qua hotline: