Hàng nhập nội địa Nhật tồn tại thế nào giữa dịch bệnh?

Hàng nhập nội địa Nhật tồn tại thế nào giữa dịch bệnh?
Nắm bắt những “kỹ năng sinh tồn’’, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập nội địa Nhật như Sakuko đã “sống sót” qua các mùa dịch.

Trong bức tranh đen tối với gần 80% doanh nghiệp “chịu án tử” trong “trò chơi Covid-19’’, vẫn có một số DN “sống sót” và kiên cường vượt qua vùng nhiễu động nhờ khả năng thích ứng linh hoạt.

Trong mảng bán lẻ và tiêu dùng “gương sáng” được ghi nhận là Sakuko - hệ thống siêu thị hàng Nhật nội địa luôn thể hiện tinh thần kiên định trước mọi thách thức. 

Hơn thế nữa, đây còn là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nổi bật với hành trình 10 năm nỗ lực đưa hàng thiết yếu “chuẩn Nhật” về Việt Nam.

Sakuko tưng bừng khai trương Sakuko Vinhomes Ocean Park  nhân kỷ niệm 10 năm của doanh nghiệp.Sakuko tưng bừng khai trương Sakuko Vinhomes Ocean Park nhân kỷ niệm 10 năm của doanh nghiệp.

Kinh doanh hàng nhập mùa dịch - Một cổ “vô số tròng” 

Ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19, các phương án quản lý chuỗi cửa hàng gây ra những bất cập lớn khi phải chạy theo các quy định phòng chống dịch bệnh. 

 Điều này khiến các DN buộc phải phá vỡ hệ thống đồng bộ từ trước bởi chính sách địa phương mỗi nơi một kiểu.

Cũng trong thời kỳ này, tâm lý và hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi, có xu hướng khắt khe hơn trong việc chi trả và chuyển dần sang mua sắm online.

Không chỉ vậy, những tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng về định nghĩa “hàng thiết yếu” trong thời điểm giãn cách xã hội cũng trở thành “vật cản” lớn trong kinh doanh.

 

Mặt hàng bỉm sữa cho mẹ và bé có thuộc khái niệm hàng thiết yếu?Mặt hàng bỉm sữa cho mẹ và bé có thuộc khái niệm hàng thiết yếu?

Thách thức nữa mà người làm kinh doanh hàng nhập khẩu phải đối mặt là tất cả các khoản phí đều tăng cao, khâu vận chuyển nhập khẩu hàng hóa gặp muôn vàn khó khăn.

Mặt khác, khi hàng hóa không được giao dịch, lưu thông, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi cũng đau đầu khi tính đến chi phí lưu trữ hàng hóa tồn đọng tại các container.

Sakuko ứng phó linh hoạt vượt bão

Một trong những vũ khí sắc bén mà Sakuko nắm giữ trong hành trình 10 năm của mình tại Việt Nam đó chính là kinh nghiệm.

Đây là khoảng thời gian đủ “dài”, đủ “sâu” để một doanh nghiệp thấu hiểu bản chất của thị trường tiêu thụ hiện tại mà họ vốn đang chinh phục từng ngày.

Nhờ vậy, khả năng ứng phó trước thách thức mới, chủ động đón đầu tình hình trong mọi biến chuyển của thị trường đều nằm trong tầm kiểm soát của một doanh nghiệp dày dặn kinh nghiệm như Sakuko.

Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, bổ sung “hàng thiết yếu”

Trước đây, Sakuko được biết đến là một thương hiệu chuyên kinh doanh các nhóm sản phẩm như: mẹ & bé, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thời trang Nhật. 

 

Sakuko Japanese Store cũng là chuỗi siêu thị kinh doanh số lượng mặt hàng lớn nhất trên thị trường, lên tới 10.000 mã sản phẩm.Sakuko Japanese Store cũng là chuỗi siêu thị kinh doanh số lượng mặt hàng lớn nhất trên thị trường, lên tới 10.000 mã sản phẩm.

Tuy nhiên, từ đầu năm nay, Sakuko áp dụng ngay giải pháp đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm. 

 

Trước tranh cãi về vấn đề “thiết yếu”, Sakuko đã nhanh chóng bổ sung mặt hàng đông lạnh vào phân khúc hàng hóa mới của chuỗi siêu thị.Trước tranh cãi về vấn đề “thiết yếu”, Sakuko đã nhanh chóng bổ sung mặt hàng đông lạnh vào phân khúc hàng hóa mới của chuỗi siêu thị.

Điển hình là việc tăng cường các mặt hàng thực phẩm đông lạnh Nhật kết hợp với các loại sốt chế biến sẵn.

Mục tiêu của giải pháp này không những cung ứng đủ thực phẩm cho người dùng trong tình hình giãn cách mà còn mang lại cảm giác "ăn tại không gian nhà hàng” với mức giá tiết kiệm. 

Sakuko cũng tăng cường nhập về liên tục các sản phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, các thực phẩm chức năng, vitamin... 

Việc lựa chọn thêm hai phân khúc bán hàng trên bao gồm: hàng đông lạnh, sản phẩm hỗ trợ phòng dịch vừa đảm bảo tính thiết yếu vừa là mặt hàng chiếm ưu thế cao trong nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn dịch bệnh.  

 Hành trình gian nan vượt trở lực Logistics

Đối với doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng hóa nội địa Nhật, giải pháp cho các hoạt động Logistics cũng là mối bận tâm rất lớn của Sakuko.

Với câu chuyện Logistics, Sakuko áp dụng quy định nghiêm ngặt của Chính phủ, yêu cầu tất cả các tài xế phải xét nghiệm PCR. 

Bên cạnh đó, giải pháp thay thế hoàn toàn các xe công bằng xe tải cũng là một nước đi “mạo hiểm” của Sakuko trong dịp này. 

Thực tế, 1 chiếc xe công sẽ thay thế 3-4 chiếc xe tải thông thường. Tuy rằng số lượng xe dùng để vận chuyển giảm thiểu đáng kể nhưng lại khiến cho chi phí Logistics “đội” lên cao. 

Mặc dù vậy, Sakuko cũng là một doanh nghiệp “chịu chơi” khi chấp nhận khoản chi phí phát sinh này mà không tăng giá bán với mong muốn đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Cũng như nhiều DN kinh doanh hàng nhập nội địa khác, Sakuko phải xoay xở muôn vàn cách để giải quyết khâu vận chuyển hàng hóa.Cũng như nhiều DN kinh doanh hàng nhập nội địa khác, Sakuko phải xoay xở muôn vàn cách để giải quyết khâu vận chuyển hàng hóa.

Duy trì chất lượng dịch vụ, tăng cường chăm sóc khách hàng

Xét ở góc độ tích cực, Covid-19 là cơ hội để doanh nghiệp chăm sóc khách hàng toàn diện.

Vì vậy, việc duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ là giải pháp thứ hai trong bí quyết tồn tại của Sakuko.

Cụ thể, khi nhận về những phàn nàn, thắc mắc về chất lượng sản phẩm, Sakuko sẽ lập tức xin lỗi và tiến hành xử lý theo quy trình chăm sóc khách hàng bài bản của công ty với mục tiêu đảm bảo sự minh bạch, chính trực và giải đáp thỏa đáng những phản hồi của người tiêu dùng. 

Đơn cử, đã từng xảy ra một trường hợp thực tế ghi nhận phàn nàn của khách hàng về chất lượng sữa. 

Ngay sau đó, Sakuko mang sản phẩm sữa mà khách hàng phản ánh đến tổ chức kiểm định chất lượng có uy tín tại Việt Nam là Vinacontrol.

Để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, Sakuko kết hợp lấy mẫu gửi về Nhật Bản giúp nhà sản xuất có thể phân tích cặn kẽ và đưa ra số liệu thực đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cũng như trả lời xác đáng những phản ánh của người tiêu dùng.

Sakuko xem Covid là cơ hội để chăm sóc khách hàng.Sakuko xem Covid là cơ hội để chăm sóc khách hàng.

Chăm sóc đội ngũ

Không chỉ chăm sóc khách hàng, Sakuko cũng chú trọng việc chăm sóc đội ngũ. 

 

Đội ngũ nhân viên trẻ cùng khả năng nhạy bén cao với tình hình là một trong những lợi thế của Sakuko.Đội ngũ nhân viên trẻ cùng khả năng nhạy bén cao với tình hình là một trong những lợi thế của Sakuko.

Chính vì thế, công tác tiêm vaccine Covid cho toàn bộ nhân viên cửa hàng đến khối văn phòng tại Hà Nội là hành động cấp tốc của Sakuko khi dịch bùng phát. 

Ngoài việc đảm bảo “sống an mùa dịch”, ban giám đốc công ty cũng thể hiện sự quan tâm tới nhân viên bằng những “quà tặng thiết yếu” mùa dịch như thực phẩm tươi sống, hỗ trợ tài chính cho các thành viên.

Kỹ năng “sinh tồn” trong bất cứ tình huống nguy cấp nào cũng là những năng lực thiết yếu cho cá nhân và tổ chức. Chính nhờ khả năng thích nghi và ứng biến nhanh chóng, xoay xở bằng mọi cách, không ngại thử thách, khó khăn chính là bài học đáng chú ý giúp cho các đơn vị kinh doanh hàng nhập như Sakuko “sống sót an toàn” qua mùa dịch.

Trends Việt Nam

Đang xem: Hàng nhập nội địa Nhật tồn tại thế nào giữa dịch bệnh?

Sản phẩm đã xem

bình luận trên bài viết “Hàng nhập nội địa Nhật tồn tại thế nào giữa dịch bệnh?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng