Mái tóc “không tuổi” liên quan như thế nào đến nội tiết tố nữ?

Mái tóc “không tuổi” liên quan như thế nào đến nội tiết tố nữ?

Ở phái nữ, mái tóc thể hiện rõ nhất những thay đổi bên trong cơ thể. Nếu mái tóc của bạn bị rụng, mỏng, yếu, khô hoặc có dấu hiệu bất thường khác, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe. Vậy thì, nội tiết tố nữ có liên quan gì đến tình trạng tóc thưa và gãy rụng nói trên? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là mái tóc khỏe mạnh?

Bạn nghĩ về hình ảnh nào khi nhắc đến một mái tóc đẹp và khỏe mạnh?

Tương tự như việc có nhiều các loại tóc khác nhau, có đa dạng các dấu hiệu giúp nói lên một tóc khỏe mạnh. Tóc khỏe là mái tóc sáng bóng, không bị gãy rụng và chẻ ngọn nhiều. Ví dụ với tóc xoăn, có thể không cần là suôn mượt óng ả nhưng miễn là khi gội đầu không bị gãy rụng quá nhiều thì đó được coi là một mái tóc khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia, dưới đây là một số dấu hiệu chủ yếu của một mái tóc khỏe mạnh, tuy rằng những tiêu chí này có thể không áp dụng cho tất cả các loại tóc:

  • Ít gãy rụng
  • Không bị gãy tóc khi chải
  • Không có gàu
  • Phản chiếu ánh sáng
  • Có độ bóng tự nhiên
  • Ẩm mượt

Một mái tóc bóng mượt, óng ả từ chân tới ngọn khiến bạn trông trẻ hơn so với tuổi thật rất nhiều. Tuy vậy cũng có không ít nguyên nhân gây hư tổn và rụng tóc, một trong số đó là sự ảnh hưởng của lượng hormone nội tiết tố nữ.

Mất cân bằng nội tiết tố - Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc chủ yếu

Dấu hiệu nhận biết tóc bị hư tổn do rối loạn nội tiết tố nữ 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tóc mỏng, thưa và yếu, nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là lão hóa và mất cân bằng nội tiết tố nữ.

  • Lão hóa:

Lão hóa là quá trình tự nhiên khiến tóc của chúng ta trở nên yếu đi. Khi tuổi tác gia tăng, các sợi tóc bị suy giảm sức khỏe, không còn đủ sức để phát triển như trước. Trong đó, triệu chứng tóc rụng thường xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh, khi mà nội tiết tố suy giảm khiến kết cấu tóc khô, xơ hơn và mất tính đàn hồi.

  • Mất cân bằng nội tiết tố:

Căng thẳng kéo dài hoặc thói quen sinh hoạt không điều độ có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và gây rụng tóc. Trường hợp này có thể xảy ra với mọi đối tượng ở bất kỳ độ tuổi nào.

Bạn có thể dựa vào một vài vài dấu hiệu dưới đây để nhận biết liệu tóc mình có đang bị hư tổn hay không (tùy thuộc vào loại tóc mà sẽ có sự khác nhau):

  • Tóc khô xơ
  • Rụng nhiều khi chải
  • Nhiều mảng tóc lớn rụng xuống
  • Có những chỗ bị hói nhìn thấy được hoặc tóc thưa đến làm lộ da đầu
  • Tóc bị đứt đoạn (Tóc không rụng nguyên sợi mà đứt đoạn ngay giữa)
  • Tóc thiếu độ bóng
  • Bị chẻ ngọn
  • Khó gỡ rối
  • Khô hơn bình thường

Tóc thưa, rụng dần do sự thay đổi của nội tiết tố

Hormone ảnh hưởng đến tình trạng tóc 

Các nghiên cứu đã cho thấy có đến  80% trường hợp rụng tóc ở nữ là do rối loạn nội tiết tố nữTrong đó, có 2 loại là nội tiết tố tạo hoàng thể (Progesterone) và nội tiết tố mang trứng (Estrogen) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mái tóc bồng bềnh và khỏe mạnh.

Progesterone là một loại hormone steroid được tạo ra trong cơ thể nữ giới, chủ yếu bởi buồng trứng và tuyến thượng thận. Bên cạnh Progesterone, Estrogen có thể giúp tóc phát triển nhanh hơn, mềm mượt hơn và bóng khỏe hơn. Nó cũng có thể giúp giữ ẩm và tăng cường độ bóng của tóc bằng cách làm giảm sự thoát hơi nước ở tóc. Tuy nhiên, khi mức độ 2 hormone này tăng cao trong cơ thể phụ nữ, sẽ xảy ra tình trạng rụng tóc hoặc tóc khô xơ, thiếu sức sống. Sự gia tăng này có thể xảy ra trong quá trình mang thai, kinh nguyệt, tiền mãn kinh, hoặc sử dụng các loại thuốc chứa progesterone.

Ngoài ra, khi lượng hormone estrogen giảm xuống, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là DHT (Dihydrotestosterone) làm tăng cường hoạt động của tuyến chất nhờn, khiến nang tóc bị bí tắc và teo lại, gây ảnh hưởng đến tuần hoàn dưới nang tóc. Điều này giải thích cho hiện tượng rụng tóc bất thường xảy ra sau khi sinh nở hoặc trong quá trình tiền mãn kinh, khi mà lượng Estrogen giảm bất chợt.

 

Lượng hormone DHT tăng khiến tóc yếu, dễ gãy rụng

Bên cạnh đó, các bệnh nội tiết tố nữ như u xơ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu và bệnh tuyến giáp cũng có thể trở thành lý do gây ra nhiều vấn đề như rụng tóc, tóc khô và yếu.

Cách cân bằng nội tiết tố nữ để tóc khỏe mạnh

Việc giữ cho cân bằng nội tiết tố nữ và hormone tóc là rất quan trọng để giữ cho tóc luôn khỏe mạnh. Có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện để đảm bảo lượng hormone trong cơ thể luôn cân bằng và ổn định.

Thuốc điều hòa nội tiết tố

Một số loại thuốc như Minoxidil có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc mới bằng cách mở rộng mạch máu, giúp thúc đẩy lưu lượng máu và oxy đến các nang tóc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, cần thăm khám tại phòng khám chuyên khoa để được chuẩn đoán và tư vấn điều trị cụ thể.

Biện pháp tự nhiên để có mái tóc khỏe mạnh

Ăn uống đúng cách

Việc tập trung vào các phương pháp tự nhiên như chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và giảm stress cũng có thể giúp cải thiện cân bằng nội tiết tố và tình trạng tóc một cách hiệu quả.

Các chất dinh dưỡng như vitamin, cũng như protein, axit béo và khoáng chất, đều rất quan trọng để duy trì tóc khỏe mạnh. Nguồn dưỡng chất này có thể được hấp thụ tốt nhất thông qua lượng thức ăn bạn nạp vào mỗi ngày. Do đó, chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng.

Dưới đây là một vài dinh dưỡng cần thiết giúp nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh:

Dinh dưỡng

Nguồn thực phẩm

Sắt

Rau chân vịt, hạnh nhân, đậu nành nhật

Vitamin C

Dâu, dứa, cam quýt

Kẽm

Mầm lúa mạch, lòng đỏ trứng, đậu nành

Biotin

Yến mạch, cà rốt, gạo lứt nâu

Omega-3

Cá, hạt lanh, óc chó, đậu phộng, hạt chia

Protein

Bông cải, sữa, trứng

 

Một trong những loại thực phẩm tốt cho tóc có thể kể đến cá hồi nguồn protein với hàm lượng cao Omega-3 và Vitamin D. Trứng cũng là một nguồn thực phẩm giàu Protein và Biotin. Bởi tóc được cấu thành từ rất nhiều Protein, nên đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu để giúp tóc mọc dày hơn. Trong khi đó, chất béo tốt như Omega-3, giữ cho tóc của bạn luôn ẩm mượt và bóng khỏe. Ngoài ra, đậu nành cũng là một thực phẩm tốt cho tóc bởi nó giàu isoflavones - một chất giúp bổ sung nội tiết tố nữ.

Isoflavones trong đậu nành rất tốt cho nội tiết tố nữ

Lối sống khỏe mạnh

Căng thẳng có thể khiến tóc mọc ít đi. Đó có thể do phản ứng trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc và dẫn đến rụng tóc. Khi chịu đựng stress, cơ thể sản xuất Cortisol - một hormone teroit tự nhiên. Sự sản xuất quá mức của Cortisol có thể làm giảm sản lượng hormone tốt cho tóc như Estrogen và Progesterone, đồng thời làm tăng sản xuất Androgen - một hormone nam giới. Sự mất cân bằng hormone này có thể gây gián đoán chu trình phát triển của tóc và dẫn đến tình trạng rụng tóc ở nữ giới. Do vậy, cần đảm bảo nếp sống cân bằng với lịch tập luyện, ăn ngủ có khoa học để giảm căng thẳng và stress.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa các thành phần tự nhiên như dầu dừa, dầu hạt nho và bơ hạt mỡ nhằm dưỡng tóc khỏe mạnh và bóng mượt.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc sử dụng máy sấy tóc và ủ tóc quá nhiều cũng có thể làm giảm độ ẩm của tóc và gây tổn thương tóc. Vì vậy, nên thiểu sử dụng các thiết bị này và đảm bảo tóc được bảo vệ và giữ ẩm đầy đủ.

Các hói quen hàng ngày cũng ảnh hưởng đến tình trạng tóc

Một mái tóc khỏe mạnh sẽ giúp tăng sự tự tin và cảm giác tích cực hơn về bản thân, vì vậy, cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm thiểu tác động của các yếu tố bên ngoài và thực hiện các phương pháp chăm sóc tóc thích hợp. Điều trị tóc rụng cần phải tìm ra nguyên nhân cụ thể, bao gồm cả các vấn đề nội tiết tố và nên được tư vấn bởi các chuyên gia. Một số sản phẩm điều trị tóc rụng có thể được sử dụng, nhưng hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đang xem: Mái tóc “không tuổi” liên quan như thế nào đến nội tiết tố nữ?

Sản phẩm đã xem

bình luận trên bài viết “Mái tóc “không tuổi” liên quan như thế nào đến nội tiết tố nữ?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng