5 cách kết hợp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè

5 cách kết hợp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè

Tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè - mùa của những căn bệnh truyền nhiễm, là điều rất nhiều mẹ quan tâm. Bệnh đến có thể khiến sức khỏe con giảm sút, không thể thoải mái vui chơi và trải nghiệm một mùa hè đáng nhớ. Đừng lo, 5 cách đơn giản, an toàn dưới đây sẽ bổ sung thông tin cho danh sách chăm con khỏe của các mẹ.

169.000 ₫
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
  • Tạo cảm giác ăn ngon miệng
  • Hương đào dịu nhẹ, thơm ngon, dễ uống

Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

“You are what you eat” (Bạn là những gì bạn ăn) - châm ngôn này thể hiện tầm quan trọng của chế độ ăn với sức khỏe mỗi người. Khi bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cơ thể bé sẽ tăng thêm đề kháng, hạn chế tối đa nguy cơ bị virus tấn công. Nếu muốn tăng đề kháng qua thực phẩm, có hai cách dưới đây mẹ có thể tham khảo:

Thông qua bữa ăn hàng ngày

Trẻ nhỏ thường tham gia rất nhiều hoạt động từ học tập, thể thao, vui chơi, giải trí. Do đó, con cần một chế độ ăn đủ các nhóm dưỡng chất để đảm bảo năng lượng và có đủ đề kháng chống lại tác nhân xấu từ môi trường.

Chế độ ăn của trẻ cần đủ các nhóm chất đạm, chất xơ, tinh bột,... 

Thế nào là chế độ ăn đủ nhóm dưỡng chất, mẹ nên tìm hiểu về 03 nhóm dưỡng chất chính dưới đây:

Chất đạm (protein)

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cơ thể chúng ta được tạo nên từ 30 đến 40 tỷ tế bào. Chất hình thành, duy trì và thay thế những tế bào này chính là Protein. Do đó, để tế bào trong cơ thể luôn đầy đủ, khỏe mạnh, chắc chắn chế độ ăn hàng ngày cần lưu ý bổ sung đủ chất đạm.

Vậy trẻ em cần nạp bao nhiêu protein mỗi ngày? Câu trả lời là tùy theo độ tuổi. Bé từ 0-2 tuổi cần tối thiểu 10 gram/ngày. Bé 2-6 tuổi cần 19-34 gram/ngày. Trẻ em ở tuổi thiếu niên (cấp 2 trở lên) cần 52 gram/ngày với bé trai và 46 gram/ngày với bé gái. Nếu bé thường xuyên tham gia thể thao, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm chất đạm để con duy trì nguồn năng lượng cần thiết cho việc tập luyện.

Chất xơ

Nhắc đến chất xơ, các mẹ sẽ hình dung ngay đến các loại rau củ, hoa quả. Chất xơ là loại dưỡng chất ít trực tiếp cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể cần chất xơ vì nhu cầu bài tiết; tăng sức khỏe (phòng ung thư, bệnh tim,...).

Trẻ em thường không thích ăn chất xơ, thậm chí tìm đủ mọi cách để trốn tránh việc phải ăn rau xanh. Đây là điều nhiều mẹ lo lắng. Để khắc phục vấn đề này, mẹ có thể thay các loại rau con không thích bằng ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch hoặc trái cây. Điều quan trọng là mẹ cần chọn đúng hoa quả theo mùa và theo sở thích của con.

Hiện nay, nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng máy ép chậm để ép nước hoa quả uống hàng ngày. Bản chất của việc ép hoa quả chính là bỏ đi toàn bộ chất xơ và chỉ giữ lại đường từ hoa quả và một số dưỡng chất. Như vậy, uống nước hoa quả thực chất không cung cấp nhiều chất xơ như bạn nghĩ. Trẻ uống nước ép thường xuyên có thể tích trữ lượng đường thừa gây béo phì, tiểu đường,... Thay vì ép hoa quả, mẹ có thể làm sinh tố hoặc mix hoa quả cắt nhỏ cùng sữa chua, sữa hạt,... để con ăn trực tiếp.

Chất tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu để trẻ hoạt động. Sau quá trình hấp thu, cơ thể sẽ chuyển hóa tinh bột thành glucose. Theo nghiên cứu từ Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, glucose sẽ tiếp năng lượng cho cơ thể theo đường máu. Ngoài ra, tinh bột đồng thời còn bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.

Vậy mỗi ngày nên cho con ăn bao nhiêu tinh bột? Tùy theo độ tuổi, cân nặng, nhu cầu năng lượng cho các hoạt động trong ngày của con, mẹ có thể cân đối. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, với trẻ tiểu học, lượng tinh bột nạp vào tương đương với 50-60% năng lượng bé tiêu thụ mỗi ngày.

Nếu mẹ chưa có ý tưởng nào cho bữa chính hoặc bữa phụ của con, hãy tham khảo bảng thực phẩm đề xuất dưới đây.

Tên thực phẩm  Công dụng 
Trái cây họ cam, quýt
  • Tăng vitamin C
  • Tăng sản sinh bạch cầu trong máu. Bạch cầu là chất phát hiện và tiêu diệt các nhân tố gây bệnh trong cơ thể trẻ.
Bông cải xanh
  • Tăng vitaminc A, C, E
  • Cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa
Ớt chuông đỏ
  • Tăng vitamin A, C, E, K.
  • Kích thích tiêu hóa
  • Hỗ trợ thị lực
Tỏi
  • Tỏi chứa tinh chất Allicin giúp trị cảm cúm, loại độc tố tồn đọng trong máu
  • Phòng bệnh tim.
Cải bó xôi
  • Phòng bệnh hen suyễn;
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, trị táo bón;
  • Tăng cường thị lực, giảm loét mắt, khô mắt
Hạnh nhân
  • Giúp chắc khỏe răng và xương
  • Hỗ trợ giảm cân với trẻ béo phì
Sữa chua
  • Cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa;
  • Cung cấp protein, chắc khỏe xương khớp
Kiwi
  • Giảm bệnh đông máu
  • Hỗ trợ thị lực

Thông qua thực phẩm chức năng cho trẻ

Mẹ hiện đại không chỉ đảm nhận trọng trách chăm con mà còn bận rộn với sự nghiệp và hàng tá công việc không tên. Làm thế nào để con vẫn có đủ dưỡng chất dù mẹ bận rộn? Làm thế nào khi mẹ đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn không tự chuẩn bị được một bữa ăn khoa học? Giải pháp tối ưu nhất là IKIMOTO- Bột cốm tăng miễn dịch Kids Support 15gói

Bột cốm Ikimoto Kids Support phù hợp với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Công dụng chính có thể kể đến chức năng kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cảm giác ngon miệng cho con.

Thành phần chính của Ikimoto Kids Support gồm hoa cúc tím (120mg/gói), men chứa 10% kẽm (10mg/gói) và Vitamin C (50mg/gói). Ngoài ra, sản phẩm còn chứa cỏ ngọt stevia, dextrin,...

Bột cốm Ikimoto Kids Support - tăng đề kháng, giảm cảm cúm và giúp con ngon miệng 

Hoa cúc tím Echinacea Purpurea là thành phần tạo nên công năng chính của sản phẩm. Với công dụng chống nhiễm trùng, loài hoa này từng được sử dụng để chữa rắn cắn từ 400 năm trước. Các hoạt chất từ hoa cúc tím như axit caffeic, axit rosmarinic có thể chống cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên.

Hoa cúc tím chữa lành, chống viêm và nâng cao sức đề kháng của hệ hô hấp 

Như vậy, chế độ ăn phù hợp qua thực phẩm nguyên chất cùng việc bổ sung thực phẩm chức năng đều giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè. Tuy nhiên, ăn thôi là chưa đủ để cho bé phát triển khỏe mạnh. Mẹ cùng Sakuko tìm hiểu thêm 4 cách tiếp theo nhé.

Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao thường xuyên

Chế độ hoạt động phù hợp (30 - 60 phút/ngày) sẽ giúp xương khớp của trẻ rắn chắc, tăng chiều cao và sức đề kháng. Khi vận động liên tục, chất endorphin tiết ra từ não sẽ mang đến cho con cảm giác tự tin, hạnh phúc hơn. Hơn nữa, tập luyện bền bỉ là cách thức tăng sức bền, đào thải độc tố bằng cách bài tiết mồ hôi, hỗ trợ lưu thông máu và giảm khả năng bị bệnh về tim.

Hai yếu tố cần duy trì khi luyện tập là tính liên tục và tính phù hợp. Cha mẹ có thể tập cùng con để đảm bảo con kiên trì không bỏ cuộc giữa chừng. Tùy theo độ tuổi, thể trạng và sở thích, bạn nên cùng con lựa chọn các môn thể thao phù hợp. Tập quá nhiều hoặc quá nặng có thể là nguyên nhân làm tăng tình trạng chấn thương và tạo áp lực cho sự phát triển khung xương.

Để tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè, mẹ nên cùng con rèn luyện tinh thần tập luyện hăng hái. Đừng quên bổ sung nước và áp dụng chế độ ăn ở trên để con có thêm năng lượng nhé.

Phụ huynh nên cùng con rèn luyện thói quen tập luyện 

Đảm bảo trẻ ngủ ngon, đủ giấc

Với trẻ em, giấc ngủ cũng cần được xem trọng như chế độ dinh dưỡng hay luyện tập. Giấc ngủ ngon có thể quyết định đến sự phát triển của thể chất, trí tuệ và tinh thần của con.

Theo một vài nghiên cứu khoa học, lượng hormone tăng trưởng được tiết ra lúc ngủ gấp 4 lần khi bé thức. Thời gian vàng cho sự tăng trưởng là từ 22h đến 1h sáng hôm sau. Mẹ nên cho con ngủ trước 22h để đảm bảo con phát triển toàn diện về thể chất lẫn chiều cao.

Ngoài ra, sau một ngày hoạt động mệt mỏi, giấc ngủ ngon giúp não bộ của con có thể tái tạo tối đa năng lượng. Tạp chí Journal of Epidemiol Community Health đã tiến hành nghiên cứu giấc ngủ của hơn 11.000 trẻ em. Kết quả cho thấy nếu trẻ dưới 3 tuổi không ngủ đúng giờ, trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu về khả năng đọc và tính toán. Do đó, trong 3 năm đầu đời, ngủ đúng giờ (trước 22h) và đủ thời gian (8-11 tiếng/ngày) là rất quan trọng với sự phát triển não bộ của bé.

Trẻ cần tuân thủ việc ngủ đúng giờ và đủ giấc

Đồng thời, ngủ ngon giúp hệ thống miễn dịch của con hoạt động tốt hơn. Khi gặp các tác nhân từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, con có thể tự chống lại được.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ của con, mẹ có thể áp dụng một vài bí kíp sau:

  • Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái
  • Chọn ga giường theo sở thích của con
  • Chọn gối ngủ mềm, chất lượng
  • Trước khi ngủ 30 phút, mẹ không nên cho bé xem điện thoại, ipad hoặc TV
  • Mẹ nên rèn cho con ngủ theo giờ cố định

Từ những ý nghĩa ở trên, chắc chắn cải thiện giấc ngủ cho con là điều mẹ nên làm để tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè. Ngoài ra, mẹ còn cần lưu ý thêm gì nữa? Tham khảo phần tiếp theo nhé.

Giữ vệ sinh cho trẻ

Virus, vi khuẩn thường xuất hiện, sinh sôi và phát triển trong những môi trường ô nhiễm. Do đó, giữ vệ sinh là yêu cầu bắt buộc để giúp bé tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, tiêu chảy, thủy đậu, sốt xuất huyết. Hơn nữa, khi mẹ rèn luyện tác phong vệ sinh, con sẽ tự ý thức hơn về hình ảnh bản thân. Đây sẽ là nền tảng để con tự tin và thành công hơn trong tương lai.

Cha mẹ nên rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho con từ sớm

Để giữ vệ sinh tối đa cho con, mẹ nên thường xuyên:

  • Chế biến thức ăn cẩn thận, ăn chín - uống sôi
  • Hạn chế ăn uống ở hàng quán bên ngoài
  • Giữ nhà cửa sạch thoáng, thơm mát
  • Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ con dùng như cốc uống nước, giày dép, quần áo,...
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn
  • Cắt móng tay chân
  • Nhắc con đeo khẩu trang khi ra ngoài

Cơ thể khỏe mạnh trước hết là cơ thể sạch sẽ và hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân xấu. Ngoài ăn - ngủ - tập luyện - sạch sẽ, mẹ đừng bỏ quên yếu tố cuối cùng hoàn thiện danh sách việc cần làm để tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè dưới đây.

Cho trẻ uống đầy đủ

70% cơ thể chúng ta là nước. Do đó, bổ sung đủ nước là điều kiện cơ bản để cơ thể tồn tại và phát triển. Mất nước có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng táo bón, thiếu tập trung, giảm nhịp tim, tăng huyết áp,...

Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức vận động của trẻ

Mẹ chỉ nên cho trẻ uống đủ nước. Thừa nước gây hiện tượng hạ natri trong máu, bí tiểu,… Vậy thế nào là đủ? Mẹ cần căn cứ vào độ tuổi, giới tính và mức hoạt động mỗi ngày của con để cân đối lượng nước phù hợp. Nếu chưa hình dung được cụ thể, mẹ có thể tham khảo Bảng lượng nước khuyến nghị dưới đây

Tuổi  Giới tính  Lượng nước 
4 - 8 tuổi Nam và nữ 1,13 lít
9 - 13 tuổi Nữ 1,59 lít
Nam 1,82 lít
14 - 18 tuổi Nữ 1,82 lít
Nam 2,5 lít

Sức đề kháng có thể được xây dựng và bảo vệ từ những hành động nhỏ mỗi ngày. Sakuko mong rằng, các mẹ đã bỏ túi những 5 cách kết hợp để bảo vệ sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè từ bài viết. Hãy áp dụng ngay để chăm con khỏe mẹ nhé.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè hoặc cần được tư vấn cách thức mua hàng dễ dàng, tiện lợi, mẹ hãy vui lòng liên hệ Sakuko Japanese Store qua các kênh sau:

Đang xem: 5 cách kết hợp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè

bình luận trên bài viết “5 cách kết hợp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng