[GIẢI ĐÁP] Bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không?

[GIẢI ĐÁP] Bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không?

Bé 5 tháng tuổi ăn bánh ăn dặm được không có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bố mẹ khi nghĩ rằng bé nên tập ăn thô ngoài sữa mẹ khi tuổi đã bước sang tháng thứ 5. Bánh ăn dặm là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất tốt cho bé nhưng không phải độ tuổi nào cũng nên sử dụng sản phẩm này. Với bé 5 tháng tuổi, mẹ không nên vội cho bé dùng bánh ăn dặm.

85.000 ₫
  • Bột dashi Pigeon rong biển, cá ngừ hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, không sử dụng gia vị hóa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Bột dashi tiện dụng giúp mẹ chế biến bữa ăn của bé nhanh chóng hơn, mang đến sự hấp dẫn cho món ăn để bé ăn ngon miệng hơn.
  • Sản phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé với những thành phần hoàn toàn từ tự nhiên.
  • Thành phần chính trong bột dashi Pigeon: Chiết xuất từ cá ngừ ,rong biển ,bột sữa ,lactose,muối ăn ,nấm men….

90.000 ₫
  • Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm, giúp bé có bữa ăn ngon miệng.
  • Sản phẩm không sử dụng chất bảo quản, không gia vị hóa học.
  • Dành cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên.

Vì sao không nên cho bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm?

Trên thị trường hiện nay, đa phần bánh ăn dặm từ nhiều hãng sản xuất khác nhau đều quy định độ tuổi bắt đầu dùng bánh ăn dặm là 6 tháng tuổi. Song, vẫn có một vài hãng cho ra đời các sản phẩm bánh ăn dặm dành cho bé 5 tháng. Tuy nhiên, nhìn chung, nếu bé mới chỉ ở giai đoạn 5 tháng, chưa đủ 6 tháng tuổi, mẹ không nên vội vàng cho con ăn bánh ăn dặm

Việc cho bé ăn dặm nói chung và sử dụng bánh ăn dặm nói riêng sớm ở giai đoạn 5 tháng tuổi có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé. Dưới đây, Sakuko sẽ phân tích chi tiết những lý do mẹ không nên cho con ăn dặm quá sớm.

Bé chưa đủ sức tiêu hoá

Ở giai đoạn 5 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của trẻ mới đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hoá, ngoài ra còn thiếu enzym như amylase (phân cắt tinh bột), protease (thuỷ phân đạm), lipase (thuỷ phân chất béo). Do đó, bé có thể không đủ sức tiêu hoá bánh ăn dặm - vốn là một món ăn dặm giàu các chất trên.

Dễ bị sặc nghẹn

Trẻ dưới 6 tháng chưa biết cách phối hợp nhuần nhuyễn lưỡi, hầu họng và cơ hàm để điều tiết thức ăn, lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa và chưa điều hoà được phản xạ nuốt. Vì thế, bé rất dễ bị hóc, nghẹn khi ăn thực phẩm rắn, đặc hơn sữa mẹ.

Bé 5 tháng bị hóc khi ăn bánh ăn dặm

Cho bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm khi chưa điều hoà được hoạt động nhai nuốt dễ làm con bị nghẹn, hóc thức ăn.

Dễ bị rối loạn tiêu hoá

Việc cho trẻ sử dụng bánh ăn dặm trước khi bé khi mới 5 tháng tuổi sẽ dễ khiến con bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hoặc đi ngoài ra phân sống. Bởi vì lúc này, bé bị thiếu dịch và men tiêu hóa nên thực phẩm không được tiêu hóa đầy đủ.

Nguy cơ tổn thương dạ dày

Bố mẹ cho con ăn thực phẩm đặc, phức tạp hơn sữa mẹ như bánh ăn dặm sớm vào lúc 5 tháng sẽ dễ gây ra tác động xấu tới dạ dày của con. Nguyên nhân là lúc này, niêm mạc bề mặt và các lớp dịch nhầy bảo vệ trong dạ dày bé còn non nớt. Thức ăn cứng cọ xát vào thành dạ dày sẽ gây tổn thương và có nguy cơ để lại các bệnh lý khác về dạ dày khi bé trưởng thành.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm?

Trẻ bao nhiêu tháng mới nên cho sử dụng bánh ăn dặm?

Nếu trẻ 5 tháng không nên ăn bánh ăn dặm vậy mấy tháng tuổi mới là thời điểm phù hợp để tập ăn dặm cho con?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và  Viện dinh dưỡng quốc gia  khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé sử dụng các sản phẩm ăn dặm từ khi bé được tròn 6 tháng tuổi. Bởi vì, đây là độ tuổi đánh dấu thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thụ những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ ngày càng tăng. Việc chỉ cho bé bú sữa sẽ không đảm bảo được sức khỏe toàn diện cho con. Vậy nên, ở giai đoạn này mẹ nên cho con tập ăn dặm nói chung và dùng bánh ăn dặm nói riêng.

Cũng vào độ tuổi này, nhu cầu năng lượng của trẻ tăng lên nhiều, khoảng 700kcal/ngày, trong khi sữa mẹ chỉ đáp ứng được 450kcal/ngày. Ăn dặm nói chung và dùng bánh ăn dặm nói riêng là giải pháp bù đắp khoảng năng lượng bị thiếu hụt mà sữa mẹ không thể thoả mãn.

Bé 6 tháng có thể ăn bánh ăn dặm

6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để trẻ tập dùng bánh ăn dặm.

Đây cũng là độ tuổi mà bé cần được nâng lượng thức ăn cũng như độ đậm đặc của thức ăn. Sữa là thức ăn dạng loãng. Trẻ cần làm quen với thức ăn có kết cấu đặc như cháo, bột,... và kết cấu thô như bánh ăn dặm. Tập ăn thô là một kỹ năng cần thiết cho quá trình trưởng thành, để sau này bé có thể tiếp xúc và tiêu thụ dạng thức ăn như cơm, củ quả.

6 tháng tuổi cũng là giai đoạn mà lượng sắt dự trữ không còn. Sữa mẹ không đủ để cung cấp sắt cho bé. Do đó, trẻ cần được bù đắp lượng sắt từ các bữa ăn dặm, bao gồm cháo, bột trong các bữa chính và bánh ăn dặm ở các bữa phụ.

Dù giữa 5 tháng và 6 tháng chỉ cách nhau một quãng thời gian ngắn (1 tháng) nhưng lời khuyên từ các chuyên gia luôn xuất phát từ cơ sở khoa học và dựa vào điều kiện phát triển thể chất của bé trong từng tháng tuổi. Điều mẹ nên làm là kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm thích hợp cho con dùng bánh ăn dặm, không nên nôn nóng “đốt cháy giai đoạn”.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Có nên cho bé ăn bánh ăn dặm không, loại nào tốt?

Với trẻ 5 tháng tuổi, mẹ nên cho ăn gì?

Khi bé được 5 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy nhiên, đối với trẻ 5 tháng phát triển tốt, theo Viện dinh dưỡng, đôi khi, mẹ có thể cho bé ăn thêm vào bữa phụ một chút bột ăn dặm như bột bí đỏ và khoai lang, bột vị rau củ với nguyên tắc:

Cho bé ăn lượng thật ít

Mẹ không nên ép con ăn thật nhiều trong những lần ăn dặm đầu tiên với mục tiêu cho con quen nhanh với thức ăn mới. Mẹ nên dùng thìa nhỏ khi bón cho con ăn để vừa bảo vệ nướu răng của bé vừa căn chỉnh liều lượng phù hợp. Khi thấy bé đã quen dần với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ mới nên tăng dần lượng thức ăn trong mỗi bữa.

Trẻ 5 tháng tuổi nên ăn bột ăn dặm

Trẻ 5 tháng tuổi thường chưa sẵn sàng làm quen với thức ăn dặm nói chung và bánh ăn dặm nói riêng. Mẹ nên điều chỉnh lượng thức ăn một cách phù hợp khi bé đã quen dần với món ăn.

Không nên thêm gia vị như đường, muối, mì chính thông thường vào bột. Nếu cần, mẹ chỉ nên sử dụng các loại sản phẩm bột nêm, nước tương dành riêng cho trẻ 5 tháng tuổi.

Bé còn trong những tháng đầu đời cần ăn thức ăn nhạt, gần như không gia vị để hệ tiêu hóa non nớt làm việc hiệu quả và ổn định. Việc cho gia vị nấu ăn thông thường vào bột của con từ sớm có thể gây áp lực cho các cơ quan tiêu hoá.

Theo dõi kỹ phản ứng của bé đối với món ăn

Mẹ nên quan sát kỹ phản ứng của bé sau vài muỗng thức ăn đầu tiên để biết bé có tiếp nhận món ăn không. Nếu bé chưa tiếp nhận, mẹ không nên ép con ăn mà cứ tập từ từ.

*

Trên đây, Sakuko đã giúp mẹ tìm hiểu những lý do không nên cho con dùng bánh ăn dặm quá sớm và các nguyên tắc chăm sóc tốt cho bữa ăn của trẻ 5 tháng tuổi. Sakuko mong rằng qua bài viết này, mẹ đã nhận được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc có nên cho bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm. Nếu mẹ còn câu hỏi về vấn đề ăn dặm lúc 5 tháng, Sakuko sẵn sàng giải đáp cho mẹ qua hotline.

Đang xem: [GIẢI ĐÁP] Bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không?

bình luận trên bài viết “[GIẢI ĐÁP] Bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng