Vệ sinh phòng tắm thế nào để ngừa vi khuẩn viêm phổi?

Vệ sinh phòng tắm thế nào để ngừa vi khuẩn viêm phổi?

Vì sao phòng tắm là nơi dễ tích tụ nhiều ổ vi khuẩn và nấm mốc

Có không ít gia đình thường xuyên phải đau đầu vì nấm mốc và vi khuẩn, vậy những lý do nào mà những chủng này lại sinh sôi nhanh đến vậy?

 

Nhiệt độ và độ ẩm cao

Nước nóng từ việc tắm vòi hoặc ngâm bồn mỗi ngày sẽ khiến nhiệt độ trong phòng tắm sẽ tăng lên. Hơn nữa, vì chúng ta thường đóng cửa khi tắm nên trong phòng tắm nhiệt độ sẽ dễ tăng lên nhưng lại khó giảm xuống. Thêm vào đó, hơi nước bốc lên từ từ nước tắm cũng sẽ làm tăng độ ẩm trong phòng. Dù cho có lắp quạt thông gió thì khi việc thường xuyên sử dụng phòng tắm cũng dễ dẫn đến tích tụ hơi nước. Có những nhà thậm chí không có cửa sổ, dẫn đến việc thông gió kém hơn.

Nguồn thức ăn nuôi vi khuẩn và nấm mốc

Vi khuẩn và nấm mốc sẽ thường bám ở cặn và bã nhờn để lấy nguồn thức ăn. Ngoài độ ẩm và nhiệt độ cao, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn do những chất này thường có xu hướng tích tụ trong phòng tắm.

Vì những lý do trên, phòng tắm dễ trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc nếu như không áp dụng những biện pháp làm sạch thích hợp.

 

Những vị trí vi khuẩn dễ sinh sôi

Tất nhiên, trong phòng sẽ có một số nơi nhiều vi khuẩn hơn cả, đó thường là những vị trí sau đây:

 

Tường và trần phòng tắm

Bọt xà phòng và nước nóng rất dễ bắn lên tường khi tắm, tọa điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, một vị trí khác mà mọi người thường bỏ qua khi dọn dẹp là trần nhà. Tuy không tích tụ quá nhiều vi trùng, vi khuẩn nhưng hơi nước bốc lên dễ đọng lại trên trần và tạo môi trường để chúng sinh sôi, phát triển.

Gioăng cao su vách kính phòng tắm

Vách kính tắm và gioăng cao su phía dưới ở vị trí tiếp xúc với sàn nhà cũng là những những dễ xuất hiện nấm mốc và vi khuẩn. Phần cao su cũng thoát nước kém và thường có xu hướng tích nước ở các kẽ và trên bề mặt.

 

Dưới đáy chậu/ chai lọ

Trong phòng tắm thường có nhiều vật dụng nhỏ như chậu rửa, chai sữa tắm, gội đầu. Phần đáy của chúng thường sẽ bị ẩm nên nếu không cẩn thẩn, nấm mốc và vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng.

 

Bồn tắm

Với những gia đình có bồn tắm, đây là nơi dễ bị bẩn nếu có nhiều người sử dụng và không làm sạch thường xuyên. Nếu vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng thì vi khuẩn cũng sẽ không tăng nhanh khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, tuy nhiên vì chúng ta thường xả nước ấm khi tắm nên điều này cũng vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi từ những bã nhờn từ tóc và tế bào chết trên da.

Tác động của sự gia tăng vi khuẩn, nấm mốc và những ảnh hưởng đến sức khỏe

 

Dị ứng

Nấm mốc sẽ thường gây ra những triệu chứng dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi và ho. Một số nghiên cứu của CDC (Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ) cũng cho thấy càng nhiều nấm mốc thì nguy cơ hen suyễn càng tăng cao. Đặc biệt trẻ em càng dễ phát sinh bệnh hen hơn nếu bị phơi nhiễm nấm mốc trong 2 năm đầu đời.

 

Nhiễm trùng

Bệnh nấm phổi do hít phải nấm mốc sẽ dẫn đến những hiện tượng như sốt và khó thở. Ngoài ra, bệnh nấm da mà nhiều vận động viên thường gặp cũng dễ gặp phải trong những môi trường thường xuyên ẩm ướt. Nấm da chân là một bệnh do thường gây ra các triệu chứng như ngứa, đau và khô da, và có thể lan sang các vùng da khác trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.

 

Bệnh lê dương

Bệnh Lê dương (Hay Legionnaires) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do hít phải các giọt nước nhỏ (khí dung) chứa vi khuẩn Legionella. Loại vi khuẩn này rất dễ khuếch tán từ các thiết bị tắm nước nóng và máy tạo độ ẩm, đồng thời dễ bùng phát, lây lan. Đối tượng dễ mắc bệnh thường rơi vào nhóm người cao tuổi, có sức đề kháng miễn dịch yếu. Các triệu chứng của bệnh Legionnaires có thể bắt đầu từ 2-10 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Legionella và có thể bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, viêm phổi, đau ngực, khó thở và buồn nôn.

 

Cách làm sạch phòng tắm để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh

Cần dọn dẹp thường xuyên để ngăn ngừa sự sinh sôi các loại vi khuẩn và mầm bệnh. Tuy nhiên, dù có chăm chỉ lau dọn phòng tắm thế nào đi chăng nữa thì đây vẫn là môi trường kích thích sự phát triển của chúng và rất khó để làm sạch hoàn toàn.

 

Giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng

Khi tắm nước nóng, chắc chắn nhiệt độ và độ ẩm trong phòng sẽ tăng lên. Vì vậy, mỗi khi tắm xong, hãy xối nước nóng lên tường và sàn phòng tắm rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bằng cách này, bạn có thể vừa rửa sạch các cạn bã nhờn – nguồn thức ăn cho các loại vi khuẩn, đồng thời hạ nhiệt độ trong phòng tắm.

 

Thông hơi – Thoáng khí

Thông gió trong phòng ngay sau khi tắm xong cũng giúp giảm nhiệt độ và độ ẩm. Hãy bật chế độ cao nhất của quạt thông gió hoặc mở cửa sổ phòng tắm. Một số người có xu hướng mở cửa phòng tắm, những việc này sẽ khiến hơi ẩm tràn vào phòng thay đồ/ phòng ngủ khiến nấm mốc dễ dàng sinh sôi, phát triển. Do đó, chỉ nên mở cửa khi nhiệt độ đã hạ xuống. Ngoài ra, căn nhà cũng nên có một hệ thống thông gió vận hành 24/24 để giúp kiểm soát độ ẩm và cải thiện chất lượng không khí.

 

Làm sạch lượng nước dư thừa

Ngay cả khi đã thông gió bớt thì độ ẩm còn lại sẽ vẫn còn trong phòng tắm một thời gian nữa. Vì vậy, cần phải lau sạch lượng nước này càng sớm càng tốt. Có thể dễ dàng lau sạch nước đọng trên các bề mặt như tường hoặc gương bằng cây gạt nước. Các khu vực khác có thể lau sạch chung bằng một chiếc khăn khô.

 

Giảm tối đa số lượng vật dụng

Độ ẩm thường có xu hướng tích tụ dưới đáy chai lọ và các vận dụng trong phòng tắm, khiến những vị trí này trở thành nơi tập trung nhiều nấm mốc và vi khuẩn. Việc lau nước đọng thường mất khá nhiều thời gian và tốn công sức, vì vậy nên hạn chế tối đã các loại vật dụng đặt trên sàn phòng tắm. Đối với những thứ không sử dụng đến, bạn nên mang ra khỏi phòng tắm hoặc vứt chúng đi.

Bên cạnh việc giảm số lượng, bạn cũng có thể thay đổi thiết kế bằng cách lắp các hộp đựng dầu gội, sữa tắm treo tường để giảm việc tích tụ hơi ẩm từ các vũng nước dưới sàn.

Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa nấm mốc

Sau khi lau khô phòng tắm, hãy giữ mọi thứ sạch khuẩn và sử dụng các vật dụng chống ẩm mốc như kệ tắm, giá đỡ, túi chống ẩm, chất hút ẩm,.. nhằm giảm độ ẩm trong không khí, ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn. Điều này giúp giữ cho phòng tắm khô ráo và sạch sẽ, ngăn ngừa tình trạng mốc phát triển và tạo môi trường sống trong lành hơn.

Dù khó có thể ngăn ngừa của các loại nấm mốc và vi khuẩn cách triệt để, việc biết được những nơi chủ yếu chứa vi khuẩn thì bạn hoàn toàn có thể hạn chế việc chúng sinh sôi quá mức. Hãy giảm thiểu các vật dụng trong phòng tắm, sử dụng hệ thống thông gió và các sản phẩm chống ẩm mốc để giữ cho không gian sống sạch sẽ, khô ráo, tạo môi trường sống lành mạnh cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả nhà nhé!

Đang xem: Vệ sinh phòng tắm thế nào để ngừa vi khuẩn viêm phổi?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
bình luận trên bài viết “Vệ sinh phòng tắm thế nào để ngừa vi khuẩn viêm phổi?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng