Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ: Ăn gì để mẹ và bé khỏe mạnh?

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ: Ăn gì để mẹ và bé khỏe mạnh?

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối. Bởi chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của của thai nhi cũng như làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý cho các sản phụ, hoặc nguy hiểm hơn là cản trở quá trình sinh nở. Vậy, mẹ bầu nên và không nên ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ? Cùng Sakuko Store tìm hiểu ngay nhé!

 

5 nhóm thực phẩm nên lựa chọn cho mẹ bầu 3 tháng cuối

1. Thực phẩm giàu sắt và protein

Cơ thể mẹ sẽ cần bổ sung thêm lượng sắt trong ba tháng cuối của thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu và các nguy cơ khi sinh. 

Những thực phẩm giàu sắt nên đưa vào khẩu phần ăn của mẹ bầu như: các loại rau màu xanh đậm (rau chân vịt, rau cải xoăn...), trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, vừng...), đậu nành, thịt đỏ và thịt gia cầm.

Protein cũng rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, đậu và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp cho mẹ khoảng 75 - 10 gam protein theo khuyến nghị mỗi ngày.

 

3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung thực phẩm giàu sắt và protein

2. Thực phẩm giàu canxi

Việc bổ sung đủ canxi trong 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé, cho bé cứng cáp khỏe mạnh. 

Các mẹ bầu ở giai đoạn này được khuyến nghị cần bổ sung đủ 1,000 gam canxi mỗi ngày. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như: sữa, phô mai, sữa chua…

 

Bổ sung đủ canxi giúp bé phát triển hệ thống xương cứng cáp.

3. Thực phẩm giàu acid folic

Acid folic giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh. Các mẹ cần nhận được ít nhất 600 - 800 mg acid folic mỗi ngày thông qua khẩu phần ăn, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Những thực phẩm giàu acid folic nên thêm vào chế độ ăn có thể kể đến như: rau màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.

 


Bánh mì ngũ cốc và các loại hạt là nguồn cung cấp axit folic dồi dào.

4. Thực phẩm giàu DHA

DHA là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Theo khuyến nghị, các mẹ cần bổ sung 200mg acid béo mỗi ngày.

Dầu cá, cá béo như cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh là những thực phẩm cung cấp DHA phong phú. Vì vậy, hãy sử dụng những thực phẩm này trong khẩu phần ăn trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ nhé!

 

Bổ sung thực phẩm giàu DHA giúp bé phát triển não bộ.

5. Thực phẩm giàu chất xơ

Táo bón là tình trạng phổ biến trong thời kỳ mang thai, do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố. Do đó, một chế độ ăn giàu chất xơ giúp hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể. 

Những loại thực phẩm giàu chất xơ được lựa chọn cho khẩu phần ăn cho các mẹ mang thai trong giai đoạn 3 tháng cuối bao gồm: rau củ, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả

4 loại thực phẩm nên tránh trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối của thai kỳ không chỉ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, mà còn cần chú ý tránh những loại thực phẩm không nên sử dụng dưới đây. 

  • Thực phẩm cay và giàu chất béo, dầu mỡ: Thực phẩm giàu chất béo và nhiều gia vị như là đồ chiên rán, đồ ăn nhanh dễ gây chứng ợ nóng, khó tiêu và có thể khiến mẹ bầu khó ngủ. Vì vậy, nên tránh những đồ chiên rán đặc biệt là không ăn vào buổi đêm.
  • Thực phẩm giàu natri: Lượng natri cao sẽ dẫn đến giữ nước và đầy hơi. Mẹ bầu nên tránh ăn dưa chua, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn vặt và sốt cà chua. Đồng thời nên uống nhiều nước để điều chỉnh nồng độ natri trong cơ thể.
  • Đồ uống có ga và caffeine: Cà phê và trà có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, đồ uống có ga chứa rất nhiều đường và chất ngọt nhân tạo, không hề có dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, vì vậy, mẹ bầu nên tránh sử dụng đồ uống có ga và caffeine, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối.
  • Rượu: Ở giai đoạn này, bắt buộc không được sử dụng rượu vì nó có thể cản trở quá trình sinh nở.

Mẹ bầu không được sử dụng rượu trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ có vai trò rất lớn đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ để vượt cạn thành công. Vì thế ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé!



 

Đang xem: Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ: Ăn gì để mẹ và bé khỏe mạnh?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
bình luận trên bài viết “Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ: Ăn gì để mẹ và bé khỏe mạnh?

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng