"Hô biến" gót chân nứt nẻ thành gót sen ngọc ngà

Nứt gót chân là một triệu chứng tái phát thường phát triển theo thời gian. Hơn nữa, khi không được vệ sinh sạch sẽ, các vết nứt sẽ càng lộ rõ hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây chảy máu và đau đớn. Điều này khiến nhiều chị em tự ti về đôi chân của mình. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và cách điều trị như thế nào hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Sakuko tìm hiểu ngay cách trị nứt gót chân tại nhà qua bài viết dưới đây.
230.000 ₫
  • Trị nứt nẻ bàn tay, khuỷu tay, gót chân
  • Ngăn ngừa chứng rạn da
  • Cung cấp độ ẩm cho da, làm cho làn da mềm hơn
  • Không gây kích ứng, an toàn cho da.

378.000 ₫

 

  • Dưỡng ẩm, tạo cho làn da có độ đàn hồi tốt
  • Loại bỏ tình trạng da khô, nứt nẻ, ngăn ngừa tình trạng hình thành vết nám, đốm nâu trên da

  1. Nứt gót chân là gì?

Nứt nẻ gót chân là tình trạng da ở gót chân trở nên khô ráp, mất đi độ đàn hồi, nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến da bị bong tróc, ngứa ngáy, thậm chí chảy máu, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Nứt gót chân gây mất thẩm mỹ cho đôi chân của bạn, nếu không được chữa trị kịp thời còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí hoại tử bàn chân.

 

        

Nứt gót chân là tình trạng da nứt nẻ, bong tróc, chảy máu

2. Nguyên nhân gây nứt gót chân

Da vùng gót chân dù rất khỏe và dày nhưng lại luôn phải chịu tác động khắc nghiệt của môi trường và trở nên thô ráp, không đủ mịn màng,… Một đôi gót chân xỉn màu, nứt nẻ, khô ráp sẽ khiến bạn mất điểm trong mọi tình huống.

Vậy nguyên nhân nào gây ra nứt gót chân?

2.1 Da khô, thiếu nước

Nếu bạn nhận thấy làn da bị khô đột ngột trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nguyên nhân chính mà bạn nên xem xét là da bị mất nước. Làn da ở gót chân cũng vậy, nếu cơ thể thiếu nước có thể khiến da gót chân dễ bị chai cứng, từ đó hình thành nên các vết nứt nẻ ở gót chân.

 

        

      Thiếu nước, làn da bị khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến gót chân bị nứt

2.2 Thiếu các loại khoáng chất, vitamin C, D, E

Vitamin luôn là các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bởi nó không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn nuôi dưỡng các bộ phận khác của cơ thể. Vitamin là các chất xúc tác tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyển hóa các chất để nuôi cơ thể nên nó gần như là nguyên nhân chính gây nên những biểu hiện không tốt của cơ thể. Bên cạnh đó vitamin còn có khả năng tăng sức đề kháng để hạn chế việc xâm nhập của vi khuẩn bên từ bên ngoài, sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương nên sẽ rất có ích cho việc chữa trị nứt nẻ gót chân của bạn.

 

       

Cơ thể không bổ sung khoáng chất, vitamin C, D, E là một trong những nguyên 

nhân bị nứt gót

2.3 Thời tiết khô, lạnh

Thời tiết lạnh là một nguyên nhân phổ biến gây ra nứt gót chân. Khi nhiệt độ giảm xuống hoặc khi môi trường ngoài trời quá lạnh. Da vùng ở gót chân sẽ dần trở nên khô, cứng. Theo thời gian, các vết nứt hình thành ở gót chân, dẫn đến đau đớn, thậm chí gây viêm và chảy máu.

2.4 Mang giày không đúng cách

Đi giày nhỏ hơn chân có thể khiến bàn chân thường xuyên cọ xát, các mạch máu ở da chân yếu đi theo thời gian vì lưu thông không tốt. Theo thời gian, các vết nứt khó coi sẽ bắt đầu xuất hiện trên da. 

 

    

Giày cao gót hở gót hay dép xỏ ngón là những vật dụng sẽ khiến lớp mỡ gót chân giãn nở rộng.

2.5 Đi đứng quá lâu

Nếu bạn đi bộ hoặc đứng quá lâu, nhất là trên sàn cứng, có thể gây nhiều áp lực lên gót chân của bạn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến sưng tấy, khô da ở bàn chân, có thể dẫn đến chân xuất hiện các vết nứt.

 

     

Đứng quá lâu trên sàn gỗ hay sàn cứng làm tăng áp lực bàn chân và gót chân

2.6 Thói quen tắm sai – nguyên nhân bị nứt gót da chân

Tắm với nước quá nóng, tắm lâu, tắm nhiều lần trong ngày là thói quen gây ảnh hưởng xấu đối với gót chân của bạn. Điều này khiến mất đi lớp dầu trên da khiến da khô, sần sùi. Ngoài ra, dùng nhiệt độ để làm chân khô cũng có thể gây khô nứt da.

Những loại xà phòng, chất tẩy rửa dùng khi tắm cũng có thể dễ dàng làm hỏng “hàng rào” bảo vệ da, khiến da rơi vào tình trạng nứt nẻ.

 

 

Tắm với nước quá nóng, tắm lâu, tắm nhiều lần trong ngày là thói quen gây ảnh hưởng xấu đối với gót chân.

2.7 Chế độ ăn uống không đúng cách

Chế độ ăn uống không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nhiều đến làn da của bạn. Khi cơ thể thường xuyên tiếp nhận những món ăn cay, nóng, đồ khô, cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng, nếu không bổ sung nước làn da không được cung cấp đủ độ ẩm và dễ bị khô, nứt nẻ. Ngoài ra, cơ thể không được bổ sung vitamin và khoáng chất cũng khiến làn da ở gót chân dễ bị khô, nứt nẻ.


    

Chế độ ăn uống không hợp lý dễ khiến gót chân bị nứt nẻ

2.8 Yếu tố thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ sau mãn kinh có thể mắc bệnh keratoderma hay còn gọi là chứng dày sừng quang hoá. Tình trạng này có khả năng khiến bạn không chỉ bị nứt gót chân mà còn nứt da ở nhiều vị trí khác.

2.9 Không vệ sinh chân sạch sẽ

Các chuyên gia da liễu đã kết luận rằng, thói quen thường xuyên đi chân đất, không vệ sinh chân kỹ càng sau khi tham gia những hoạt động làm cho bụi bẩn, vi khuẩn bám vào.

 

     

Không vệ sinh chân sạch sẽ làm gót chân bị nứt nẻ.

Từ những vi khuẩn, bụi bẩn ấy đã hình thành nên những lớp tế bào chết. Nếu không loại bỏ kịp thời thì chúng sẽ dày lên, sau đó nứt ra khi da mất độ ẩm hay thời tiết hanh khô. Lưu ý, khi gót chân bị nứt, chất bẩn sẽ rất dễ xâm nhập, bám vào và mắc kẹt ở những lớp tế bào bị bong tróc. Nếu không vệ sinh cẩn thận thì sẽ gặp tình trạng gót chân bị nứt đen.

 

2.10 Thừa cân và béo phì

Đôi chân có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Do đó, những người thừa cân hoặc mang thai có thể gây áp lực nhiều hơn lên lớp mỡ dưới bàn chân và gót chân. Khi đó, gót chân buộc phải nở ra hơn để thực hiện chức năng nâng đỡ, da chân không có độ đàn hồi và dẻo dai, sức ép của trọng lượng có thể khiến gót chân bị nứt.

       

    

Sức ép do cân nặng cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân

2.11 Mắc các bệnh lý làm nứt gót chân

Những người mắc các bệnh như suy giáp, vảy nến chàm, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị nứt gót chân.

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến nứt gót chân. Loại bỏ gót chân nứt nẻ nhanh chóng và lấy lại đôi chân của bạn trở lại tình trạng mềm mại, khỏe mạnh nhanh chóng bằng cách áp dụng các phương pháp ngay sau đây.

3. Cách trị nứt gót chân đơn giản và hiệu quả

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống

Trước tiên, hãy thay chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, giàu vitamin, uống nhiều nước. Điều này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, làn da được duy trì độ ẩm, da mịn màng, giảm tình trạng bong tróc. Hãy bổ sung một số loại thực phẩm sau vào thực đơn của mình:

  • Cá: thực phẩm này giàu omega 3 giúp kích thích quá trình hình thành nên hàm lượng collagen trong da. Đem đến làn da mịn màng, săn chắc.
  • Bơ: loại trái cây này chứa rất nhiều vitamin E, C, chất béo lành mạnh giúp da mềm mịn.
  • Rau xanh: Rau bina giàu omega 4, vitamin E, chất sắt… giúp làn da trở nên khỏe khoắn, săn chắc rất nhiều.

Và một số thực phẩm bạn có thể bổ sung cho cơ thể như: sữa chua, dầu oliu, cà chua…

Bạn có thể thay đổi các thực phẩm giàu vitamin trong các bữa ăn của mình để không bị ngán mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên hạn chế các thức ăn dầu mỡ dễ gây tăng cân vì trọng lượng cơ thể  lớn dồn xuống chân cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt gót chân.

     

Việc bổ sung vitamin là điều vô cùng cần thiết.

3.2  Uống đủ nước

2 lít nước mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết để cơ thể duy trì được độ ẩm cần thiết. Thói quen uống đầy đủ nước không chỉ giúp ích cho việc điều trị, hạn chế nứt gót chân mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể rất tốt. 

   

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp hạn chế nứt gót chân

3.3 Chọn đúng size giày

Đặc biệt là những cô nàng hay đi giày cao gót, việc chọn đúng size giày vô cùng quan trọng bởi nó sẽ không gây áp lực hay tổn thương lên phần da của gót chân. Bạn có thể chọn size giày rộng hơn chân hoặc dùng các miếng lót giày mềm mại để chêm vào đằng sau gót giúp cho việc đi lại dễ dàng và gót chân cũng được thư giãn hơn.

      

Sử dụng miếng lót giày mềm mại để giảm áp lực lên gót chân     

3.4 Chăm sóc da chân đúng cách 

Khi tình trạng da chân xảy ra, bạn nên thường xuyên ngâm nước ấm để các lớp sừng mỏng đi, da chân khi đó cũng mềm mại và dễ chịu hơn.

Luôn ý thức giữ gìn vệ sinh, cho bàn chân sạch sẽ và thường xuyên tẩy tế bào chết da chân. Việc sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da thường xuyên cũng là một thói quen tốt tạo lớp bảo vệ cũng như cung cấp độ ẩm trực tiếp cho da. Bạn có thể vừa thoa sản phẩm vừa massage để da chân được thư giãn. 

 

                       

      Ngâm chân để giúp cải thiện nứt gót chân

3.5 Tắm đúng cách

Khi tắm, đảm bảo nhiệt độ nước, thời gian, sản phẩm tẩy rửa an toàn. Điều này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, làn da được duy trì độ ẩm, da mịn màng, giảm tình trạng bong tróc.  Dưới đây là 1 số lưu ý khi tắm để đảm bảo ‘‘ gót hồng”:

  • Chỉ nên tắm 10-15 phút
  • Không lạm dụng những loại sản phẩm xà phòng và sấy khô chân 
  • Không dùng bàn chải cứng để chà chân quá kỹ
  • Chọn nhiệt độ nước phù hợp, không nên tắm nước nóng

3.6 Cách tr��� nứt gót chân tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

3.6.1 Cách trị nứt gót chân bằng nha đam tại nhà

Ngoài việc sử dụng Vaseline để thoa lên các vết nứt ở chân thì dùng nha đam là một phương pháp an toàn và hiệu quả để trị nứt gót chân. Phần nhựa trong nha đam chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin, vi lượng cao, rất tốt cho da, đặc biệt là vùng da ở gót chân. Ngoài ra, nha đam còn chứa tinh chất giúp kháng viêm, chữa lành các vết thương nhanh, từ đó các vết nứt nẻ, sần sùi, thô ráp cũng được cải thiện đáng kể.

 

      

Sử dụng lô hội là một trong những cách tốt nhất để điều trị nứt gót chân

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm để giúp các tế bào chết được loại bỏ dễ dàng.
  • Bước 2: Lau khô chân, sau đó thoa nhựa của lô hội lên gót chân và để qua đêm

3.6.2 Cách trị nứt gót chân tại nhà với dầu dừa tại nhà

Dầu dừa chứa hàm lượng vitamin E cao có tác dụng sửa chữa, kích thích da mới phát triển, phục hồi các lớp nếp nhăn và da bị nứt, đồng thời giúp da ở gót chân không bị khô và bong tróc.

 

          Dầu dừa chứa vitamin E cao, là cách trị gót chân được ưa chuộng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha loãng muối trong nước ấm, ngâm chân trong 10 phút để làm mềm gót chân, loại bỏ lớp sừng trên da và giảm đau.
  • Bước 2: Lau khô khăn, thoa một lượng dầu dừa lên gót chân và massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong dầu dừa có thể thẩm thấu dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Nếu bị nứt gót chân nhẹ, áp dụng phương pháp 1 – 2 lần / tuần, trường hợp nặng hơn 2 – 3 lần / tuần

3.6.3 Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng chuối

Chuối chứa nhiều thành phần tốt cho làn da như kali, vitamin B6, B12, magie và nhiều dưỡng chất khác tốt cho da,… Do đó, khi sử dụng sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng và làm mềm da mại hơn, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, kháng khuẩn đồng thời kích thích quá trình tái tạo làn da mới.

       

Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng chuối đơn giản

Cách thực hiện:

* Cách 1: Bôi trực tiếp

  • Bước 1: Lấy 2 quả chuối chín, bóc vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bước 2: Tẩy tế bào chết cho vùng gót chân, sau đó rửa chân thật sạch bằng xà phòng cùng với nước ấm.
  • Bước 3: Thoa chuối đã xay nhuyễn lên gót chân và để trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  • Bước 4: Trị nứt gót chân bằng chuối đều đặn hàng ngày để có kết quả cao nhất.

* Cách 2: Thêm mật ong vào chuối xay nhuyễn

  • Bước 1: Nghiền nhuyễn chuối, sau đó thêm 2 thìa mật ong vào và trộn đều hỗn hợp.
  • Bước 2: Đắp hỗn hợp lên gót chân đã được tẩy tế bào chết với nước ấm, giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch.

* Cách 3: Kết hợp chuối cùng với bột yến mạch

  • Bước 1: Cho chuối chín và bột yến mạch vào máy xay sinh tố.
  • Bước 2: Ngâm chân trong nước ấm để làm mềm gót chân, sau đó lau khô và thoa nhẹ nhàng hỗn hợp vừa xay nhuyễn lên.
  • Bước 3: Đợi khoảng 15 – 20 phút, khi các dưỡng chất thẩm thấu hết vào da, bạn gỡ ra và rửa sạch lại bằng nước lạnh.
  • Bước 4: Thực hiện phương pháp này từ 2-3 lần một tuần

3.6.4 Cách trị nứt gót chân bằng baking soda

Baking soda là một nguyên liệu không chỉ được dùng trong chế biến món ăn, mà nó còn có thể áp dụng để làm đẹp hiệu quả. Một trong những mẹo dùng baking soda là chữa trị gót chân cực kỳ an toàn và hiệu quả.

 

      

Baking Soda là cách chữa nứt gót chân được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hòa tan 3 muỗng canh baking soda trong 4 lít nước ấm.
  • Bước 2: Ngâm chân trong hỗn hợp trong 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Dùng tay hoặc miếng bông gòn để chà nhẹ lên gót chân, vùng da bị nứt nẻ nhằm loại bỏ lớp sừng trên da.
  • Bước 4: Rửa lại gót chân bằng nước sạch, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm cho chân. Thực hiện phương pháp này 2 lần/ tuần bạn sẽ thấy các vết nứt mau lành, gót chân mềm mại hơn và da không bị bong tróc như lần đầu.

3.6.5 Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng chanh

Chanh có chứa axit, vitamin C,… có tác dụng làm sáng da và tẩy tế bào chết ở gót chân hiệu quả. Bạn có thể thử 3 công thức dùng chanh dưới đây để trị nứt gót chân

 

        

Hàm lượng vitamin C trong chanh cao giúp lấy đi lớp sừng trên vùng gót chân

Cách thực hiện:

Công thức 1: Ngâm chân với nước chanh pha loãng

  • Bước 1: Pha nước cốt chanh cùng với một chút nước ấm rồi ngâm chân trong vòng 10 – 15 phút.
  • Bước 2: Dùng tay xoa nhẹ gót chân để loại bỏ lớp sừng trên gót chân.
  • Bước 3: Làm cách này hai lần một tuần để loại bỏ vết chai và làm mềm, trị nứt da.
  • Bước 4: Chanh có thành phần axit nên dễ làm khô da, do đó bạn nên sử dụng kem dưỡng da dành riêng cho gót chân để dưỡng ẩm.

Công thức 2: Sử dụng vỏ chanh

  • Bước 1: Cắt chanh và vắt hết nước cốt để lấy phần vỏ.
  • Bước 2: Đặt nửa vỏ của quả chanh lên gót chân và mặc một chiếc tất vừa vặn để cố định quả chanh.
  • Bước 3: Thực hiện trước khi đi ngủ và để qua đêm để các thành phần trong vỏ chanh thấm vào gót chân. Áp dụng phương pháp trên từ 2-3 lần bạn sẽ thấy hiệu quả trị nứt chân nhanh chóng.

Công thức 3: Chanh kết hợp cùng Vaseline

  • Bước 1: Cho chanh vào tủ đông đến khi đông cứng lại.
  • Bước 2: Bào vỏ chanh sau đó trộn cùng 1 thìa vaseline.
  • Bước 3: Ngâm chân trong nước ấm trong khoảng 10 phút và lau khô, sau đó dùng tay thoa để thoa đều hỗn hợp lên gót chân.
  • Bước 4: Dùng băng để quấn gót chân lại, để qua đêm và rửa sạch những dưỡng chất còn sót lại vào sáng hôm sau.
  • Bước 5: Nếu da chỉ bị nứt nẻ nhẹ áp dụng 1-2 lần, gót chân bị nứt nẻ nặng áp dụng 2-3 lần.

3.6.6 Bôi Vaseline trị nứt gót chân tại nhà

Vaseline là một loại mỹ phẩm được biết đến với khả năng cấp ẩm hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng nứt nẻ ở gót chân, hãy thử sử dụng Vaseline để khắc phục vấn đề này.

 

            

Vaseline giúp khắc phục tình trạng khô ráp ở gót chân hiệu quả

 

Vaseline chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm cần thiết giúp làn da, nuôi dưỡng làn da khô, thiếu nước. Nhờ đó, các tế bào khô cứng ở gót chân dễ dàng bị loại bỏ, các vết nứt nẻ được chữa lành, da chân được phục hồi hoàn toàn. Chỉ cần duy trì thói quen thoa Vaseline lên gót chân mỗi ngày là bạn sẽ đạt được kết quả như mong muốn ngay lập tức.

3.6.7 Trị nứt gót chân bằng Aspirin kết hợp với chanh

Dùng chanh với aspirin cho gót chân bị nứt cũng là một phương pháp hiệu quả. Nếu trong chanh có chứa axit, vitamin C,… có tác dụng vượt trội trong việc điều trị vết thương thì aspirin lại chứa axit acetylsalicylic (ASA) – một chất có khả năng chống viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ giải quyết tình trạng nứt nẻ đồng thời mang đến cho bạn một gót chân mịn màng, không bị viêm.

 

       

Aspirin kết hợp với chanh là giải pháp tuyệt vời để trị nứt gót chân

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 6 viên aspirin cùng với nửa thìa nước cốt chanh.
  • Bước 2: Nghiền aspirin thành bột và hòa tan thành hỗn hợp với nước cốt chanh.
  • Bước 3: Thoa hỗn hợp vừa trộn lên gót chân rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, giữ yên trong khoảng 15 phút
  • Bước 4: Tháo màng bọc ra và rửa lại chân bằng nước sạch

3.6.8 Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng dầu mè

Dầu mè là có khả năng tẩy tế bào chết cực tốt cho da và có đặc tính dưỡng ẩm tuyệt vời. Dầu mè còn chứa các chất giúp làm mềm da, loại bỏ tế bào chết, giúp gót chân mềm mại và trắng sáng tự nhiên.

 

                      

Dầu mè là một nguyên liệu có khả năng dưỡng ẩm hiệu quả cho vùng gót chân

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút, sau đó thấm khô gót chân.
  • Bước 2: Cho một ít dầu mè vào lòng bàn tay, xoa nhẹ lên gót chân, đồng thời massage bàn chân trong 5 phút giúp khí huyết lưu thông.
  • Bước 3: Thực hiện thoa dầu mè 1 – 2 lần / tuần.

3.6.9 Mẹo trị nứt gót chân bằng mật ong

Mật ong cũng là một nguyên liệu cực tốt có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và dưỡng ẩm tuyệt vời, giúp trị nứt gót chân hiệu quả.

        

Cách chữa nứt gót chân bằng mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm

Cách 1:

  • Bước 1: Đổ một lượng nhỏ mật ong vào nước ấm và thêm vài giọt nước cốt chanh nếu bạn thích.
  • Bước 2: Ngâm chân trong 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước và thấm khô gót chân bằng khăn.

Cách 2:

  • Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút trước và loại bỏ lớp sừng bằng cách dùng tay xoa nhẹ lên gót chân.
  • Bước 2: Thoa mật ong vào gót chân.
  • Bước 3: Giữ lớp mật ong trên da trong 5-10 phút, sau đó rửa sạch với nước.

3.6.10 Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng kem đánh răng

Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị nứt gót chân tại nhà đơn giản hơn thì kem đánh răng là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, để không gây hại cho da, tốt nhất bạn nên chọn loại kem đánh răng uy tín, dịu nhẹ, không nhiều chất tẩy.

 

    

Kem đánh răng là cách trị nứt gót chân nhanh chóng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút, sau đó dùng tay nhẹ nhàng xoa gót chân để tẩy da chết.
  • Bước 2: Tiếp theo, trộn 1 viên nang vitamin E cùng 1 thìa kem đánh răng.
  • Bước 3: Thoa đều hỗn hợp kem đánh răng lên gót chân.
  • Bước 3: Để qua đêm hoặc đợi khoảng 15 phút và rửa sạch.

3.6.11 Cách trị nứt gót chân với đu đủ chín

Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng đu đủ nghe có vẻ lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây là một phương pháp cứu cánh đôi chân nứt nẻ cực kỳ hiệu quả. Bởi vì, đu đủ là một loại trái cây chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, mang đến khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, đồng thời bảo vệ da vùng gót chân không bị tổn thương.   

 

    

Đu đủ chín chứa nhiều vitamin và các khoáng chất giúp vùng gót chân mềm mại hơn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xay nhuyễn một ít đu đủ chín.
  • Bước 2: Thêm một chút nước cốt chanh vào đu đủ và thoa hỗn hợp lên vùng gót chân.
  • Bước 3: Đắp hỗn hợp lên gót chân trong khoảng 20 phút, sau đó rửa chân lại bằng nước sạch.

3.6.12 Trị nứt gót chân bằng vitamin E

Ngoài kem đánh răng, bạn cũng có thể sử dụng vitamin E kết hợp với dầu bơ để trị nứt gót chân. Hỗn hợp này sẽ bổ sung vitamin và dưỡng chất dồi dào để phục hồi những vùng gót chân bị khô và hư tổn.

Cách thực hiện:

Trộn thìa vitamin E và 2 thìa dầu bơ với nhau để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Thoa hỗn hợp lên gót chân, đợi khoảng 20 phút và rửa sạch với nước.

 

          

Trị nứt gót chân bằng vitamin E và dầu bơ rất hiệu quả

3.6.13 Trị nứt gót chân bằng tràm trà

Dầu tràm trà được xem là một giải pháp hiệu quả để sát trùng cho vết thương, ngăn chặn viêm da. Do đó, bạn có thể tận dụng dầu tràm trà để trị nứt gót chân.

        

Tràm trà có tính năng diệt khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm cho da

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà vào chậu nước ấm.
  • Bước 2: Ngâm chân trong trong chậu nước tràm trà trong khoảng 30 phút để các vết chai sần được mềm ra.
  • Bước 3: Dùng tay xoa nhẹ để lấy đi các lớp sừng trên gót chân.

3.6.14 Trị nứt gót chân tại nhà với ngò tây

Ngò tây là loại gia vị có đặc điểm giống rau mùi, chứa hàm lượng vitamin K, collagen, vitamin C cao. Do đó, ngò tây có khả năng giúp vùng gót chân được tái tạo lại các tế bào, tăng cường đàn hồi cho da chân. Do đó, đây cũng là một giải pháp trị nứt chân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

 

      

Ngò tây giúp tái tạo làn da nơi bị nứt an toàn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt rau ngò tây thành nhiều khúc nhỏ và cho vào một chậu nước ấm.
  • Bước 2: Ngâm chân trong khoảng 30 phút, sau đó dùng khăn lau khô gót chân.

Bạn có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để trị gót chân nhanh chóng hơn

Gợi ý sản phẩm trị nứt chân tại nhà

Ngoài cách trị nứt gót chân bằng những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng thêm những loại kem bôi để gót chân nhanh chóng trở lại trạng thái mịn màng hơn. Dưới đây là dòng kem trị nứt gót đang được yêu thích trên thị trường.

Kem trị nứt gót tay, gót chân Nhật Urea

Shiseido là một thương hiệu mỹ phẩm đã không còn xa lạ với nhiều tín đồ làm đẹp nhờ đặc điểm lành tính, an toàn có trong các sản phẩm. Kem trị nứt gót tay, gót chân Nhật Urea chứa thành phần từ Squalane, Vaseline, Glycerine, Sodium Hyaluronate, Tocopheryl Acetate,… Đặc biệt, Urea cùng các dưỡng chất có trong sản phẩm sẽ giúp vết nứt trở được làm liền lại, đồng thời dưỡng ẩm cho chân.

 

     

Kem trị nứt gót Nhật Urea với thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính cho da

Công dụng nổi bật:

  • Trị nứt nẻ tại các khu vực thường khô và chai như khuỷu tay, bàn tay, gót chân,...
  • Ngăn ngừa chứng rạn da ở phụ nữ mang thai, người vừa giảm cân,...
  • Cung cấp độ ẩm cho làn da, giúp da tươi sáng và mềm mịn hơn.
  • Không gây kích ứng, an toàn cho da.

Giá tham khảo: 280.000 ₫/ hộp 100g.

Lưu ý: Hầu hết các trường hợp nứt gót chân, bạn có thể điều trị tại nhà dễ dàng với những phương pháp trên. Tuy nhiên, những trường các vết nứt quá nhiều, lớn, gây ra chảy máu thường xuyên, hoặc nứt gót do các bệnh lý như suy giáp, vảy nến chàm, viêm da dị ứng,… bạn cần tìm đến các bệnh viện da liễu để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.

Nứt gót chân không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn khá nhiều. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc tốt cho “gót hồng” của mình.



Đang xem: "Hô biến" gót chân nứt nẻ thành gót sen ngọc ngà

bình luận trên bài viết “"Hô biến" gót chân nứt nẻ thành gót sen ngọc ngà

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng