Thời thế VUCA xoay chuyển mô hình kinh doanh - thách thức đồng bộ hóa

Thời thế VUCA xoay chuyển mô hình kinh doanh - thách thức đồng bộ hóa

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra khó khăn trong bối cảnh VUCA đối với mô hình kinh doanh chuỗi và hướng đi của các nhà kinh doanh.

Nhiều đơn vị kinh doanh đang phải vật lộn trong việc thay đổi cơ cấu mô hình kinh doanh để có thể tồn tại giữa “tâm bão” Covid bởi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và thay đổi khó lường, chuỗi cung ứng tắc nghẽn.

Đối mặt với thách thức trên, các doanh nghiệp phải xoay sở “trăm phương ngàn kế” để tìm ra lối đi phù hợp.

Thách thức khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh chuỗi thời buổi VUCA

Sụt giảm và thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng

Theo TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho biết “Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn còn thấp hơn giá trị tuyệt đối so với mức của năm 2019.”

Không thể phủ nhận rằng đại dịch Covid đã đảo lộn hoàn toàn cuộc sống con người từ vật chất đến tinh thần, tác động sâu rộng tới thu nhập người dân.

Vì vậy nếu đứng ở góc độ người tiêu dùng thì dễ thấy họ buộc phải thận trọng hơn trước mỗi lần rút hầu bao. Đồng thời, sự nhạy cảm tăng cao về những biến động giá cả cũng làm ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu.

Cắt giảm chi tiêu vẫn sẽ là xu hướng sau khi kết thúc đại dịch.

Quan trọng hơn, nhu cầu mua sắm các sản phẩm thiết yếu và “đi chợ tại nhà” cũng sẽ gia tăng do yếu tố sức khỏe hiện là mối quan tâm hàng đầu của mọi người.

Trong cơn “bĩ cực” hàng loạt các doanh nghiệp lớn nhỏ đều tìm cách chuyển hướng sang các lĩnh vực “thiết yếu”.

Nhìn nhận và đánh giá các xu hướng trên sẽ tiếp tục sau đại dịch, chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko đã chủ động nghiên cứu và mở rộng cơ cấu hàng hóa cũng như tăng cường hàng hóa thực phẩm, dụng cụ y tế.

Trước tình hình thị trường thay đổi không ngừng kéo theo sự thay đổi thói quen mua hàng của người Việt, Sakuko quyết định mở rộng danh mục sản phẩm hàng hóa sang nhóm các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân mùa dịch.

Tiên phong phục vụ các nhóm sản phẩm thiết yếu cho mẹ và bé đến nay Sakuko đã trở thành chuỗi siêu thị hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ hàng Nhật nội địa.

Đây không chỉ là sự thích nghi và ứng biến nhanh trong kinh doanh mà hành động này cũng cho thấy sự chăm sóc chu đáo, tận tình của Sakuko đối với khách hàng trong mùa dịch bệnh khó khăn.

Trên chặng đường đồng hành cùng khách, Sakuko còn thể hiện quan điểm ‘’nói không’’ với tăng giá các sản phẩm hỗ trợ phòng chống dịch cùng nhiều hàng hóa khác.

Bên cạnh, chuỗi siêu thị này cũng tung ra hàng loạt chương trình khuyến mại như “Bỉm sữa rẻ nhất thị trường”, “Nâng cao đề kháng. Bảo vệ yêu thương” như một lời an ủi động viên với người tiêu dùng cùng nhau vượt qua “giông bão” Covid.

Nhiều chương trình khuyến mại được tung ra ngay trong giai đoạn dịch Covid-19 khó khăn.

Chuỗi cung ứng hàng hóa gặp nhiều thách thức

Với Sakuko - nhà bán lẻ hàng nội địa Nhật hẳn đã phải trải qua nhiều trắc trở trong việc nhập khẩu lô hàng thời gian dịch bệnh.

"Đại dịch Covid ảnh hưởng đến đầu vào cả về nguyên liệu và linh kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt từ các nước Châu Á”, bà Hoàng Thu Thủy, Phó Tổng Giám đốc Bộ phận Mua hàng Toàn cầu, Panasonic Việt Nam cho biết.

Đại diện Sakuko, chị Cao Thị Dung chia sẻ “Thay vì chờ 1-2 tuần để container từ Nhật về Việt Nam thì khi dịch đến, thời gian cho một container từ Nhật về Việt Nam giờ mất cả tháng, thậm chí hai tháng. Sau đó, đường đi nội địa hàng hóa cũng thêm nhiều gian truân.”

Lý do được giải thích là bởi sự thiếu thốn về tàu lẫn container chuyên chở hàng hóa.

Dù đã hoàn thành đặt lịch vận chuyển nhưng các nhà bán cũng không thể nắm chính xác khi nào có tàu trống để đóng hàng bởi nhiều cảng quốc tế rơi vào tình trạng quá tải.

Và bằng việc tăng số lượng hãng tàu giao dịch ở Việt và Nhật, Sakuko đã phần nào giải quyết vấn đề tắc nghẽn của chuỗi cung ứng.

Điều này nhằm giúp công ty vừa nắm rõ lịch trình của tàu vừa chủ động trong việc chuẩn bị sản phẩm ở kho để sẵn sàng đóng hàng chuyển lên container bất cứ khi nào có thể.

Thế nhưng, đó lại là chỉ một mắt xích trong chuỗi giao vận bởi dịch bùng phát tại nhiều địa phương ở Việt Nam khiến đường đi nội địa cũng nhiều thách thức khó khăn không kém.

Vì lẽ đó, ban lãnh đạo Sakuko đã chủ động thực hiện “3 tại chỗ” và liên hệ đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền để xin hỗ trợ tiêm Vaccine.

Ngoài ra, Sakuko sử dụng nhiều xe tải chở hàng hóa thay vì một container để chia nhỏ số lượng sản phẩm về kho.

"Chi phí lại tăng lên một phần nhưng bù lại tốc độ được ổn định, nguồn hàng mau chóng được đảm bảo để duy trì phân phối - nhất là trong trường hợp có chỉ thị cách li giữa các tỉnh thành", đại diện Sakuko cho biết.

“Lối thoát” cho doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình chuỗi trước thời buổi VUCA

Năng lực thích ứng linh hoạt - năng lực tối thượng trong thời đại mới

Năng lực thích ứng linh hoạt đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải xây dựng một chuỗi các kỹ năng, năng lực và hành động nhiều hơn so với chiến thuật “tắc kè hoa”.

Theo Dale Carnegie “Hiện nay, trước ảnh hưởng sâu sắc của dịch Covid- 19, một dẫn chứng rõ nét cho những thay đổi bát ngờ, không dự tính, việc thay đổi thói quen tư duy, làm việc và tiêu dung của con người và trên hết là năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) bắt đầu được nhìn nhận lại và trở thành chiến lược khẩn thiết.”

Năng lực thích ứng linh hoạt nên được nhìn nhận lại một cách đầy đủ khi ngày có nhiều biến cố không ngờ sẽ đến với doanh nghiệp.

Bắt đầu từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh

Việc xây dựng website ở thị trường Việt để tiếp cận với khách hàng trong thế giới số đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết.

Nhưng vừa sở hữu một website hoàn chỉnh vừa cho ra mắt ứng dụng di động riêng của thương hiệu lại là điều nhiều nhà kinh doanh chưa dám mạnh tay đầu tư.

Ấy vậy nhờ triển khai hai kênh truyền thông này cùng một lúc mà tăng trưởng của Phúc Sinh - doanh nghiệp kinh doanh tiêu hàng đầu cả nước gia tăng mạnh mẽ, cụ thể tăng trưởng 687% vào thời điểm đó.

Với ứng dụng KPHUCSINH, khách hàng dễ dàng mua sắm, đặt hàng các sản phẩm do Phúc Sinh trực tiếp sản xuất, như: KCoffee và KPepper.

Hay như Omni Channel - mô hình bán hàng đa kênh đang là xu thế phổ biến ngày nay đã được công ty logistics Boxme, nổi bật với dịch vụ fulfillment (hoàn tất đơn hàng) áp dụng và gặt được nhiều kết quả tích cực.

Omni channel ra đời từ thách thức trong khâu quản lý tồn kho và được vận hành theo triết lý mua và bán “mọi lúc, mọi nơi”.

Thời đại Omni Channel, Boxme sẽ giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan tới kho bãi, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, giao hàng và thu tiền nhằm giúp nhà bán tối ưu sức lực cũng như tối đa hóa lợi nhuận.

Còn đối với mô hình kinh doanh theo chuỗi như Sakuko, với mục tiêu song hành cùng người tiêu dùng, những nơi khách cần Sakuko sẽ có mặt.

Vì thế, nhân viên đều được đào tạo bài bản cách bán hàng, giao tiếp với khách trên các sàn thương mại điện tử và đào tạo bán hàng qua phương thức livestream.

Chuỗi siêu thị đã và đang đẩy mạnh phương thức bán hàng online trên website kết hợp livestream trên nền tảng Facebook và Zalo.

Nhờ quá trình đào tạo bài bản và đầy kỹ lưỡng, buổi livestream nhân ngày đại sale 9/9 của Sakuko đã thu hút nhiều lượt tương tác cũng như sự hưởng ứng của khách hàng.

Tương tác giữa Sakuko với khách hàng không giảm nhiệt dù cách nhau một màn hình “vô tri”.

Tiếp đến là chủ động thích nghi với các Chỉ thị phòng chống dịch tại địa phương

Theo bà Cao Thị Dung – CEO Sakuko, “Dịch bùng phát tại TPHCM, Hà Nội và nhiều địa phương đã ảnh hưởng tiêu ực đến việc kinh doanh của các siêu thị bán lẻ.

Đơn hàng trực tuyến của siêu thị này tại TPCHM trong quý III đa giảm khoảng 50% so với giai đoạn dịch chưa bùng phát. Khách đặt hàng nhưng siêu thị không đáp ứng được vì vấn đề vận chuyển.”

Sakuko chủ động trong từng bước phòng chống dịch theo như chính sách, các chỉ thị của Chính phủ như thực hiện đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng đến mua hàng trực tiếp.

Đồng thời thực hiện “3 tại chỗ”, khảo sát tờ khai y tế đối với khách hàng và nhân viên, sàng lọc tại cửa ra vào và định kỳ tiệt trùng, khử khuẩn toàn bộ cửa hàng,... Việc tiêm mũi 2 cho đội ngũ nhân viên cũng đang được hệ thống Sakuko Japanese Store tại Hà Nội triển khai.

Sakuko cùng khách hàng luôn thực hiện 5K theo đúng Chỉ thị phòng chống dịch của Chính phủ.

Dù phải liên tục ứng biến nhanh trước những thay đổi chóng mặt của Chính phủ về phòng chống dịch như thủ tục giấy đi đường gần đây, Sakuko vẫn luôn nỗ lực đáp ứng đúng và đủ các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho chính doanh nghiệp cũng như các khách hàng thân thiết.

Nhiều bài học được rút ra từ dịch bệnh Covid và có lẽ bài học lớn nhất chính là “Không nên chắc chắn vào điều gì”.

Những kế hoạch, ý tưởng trước đây chỉ là nhen nhóm, mơ hồ và chưa thực sự sẵn sàng điển hình như câu chuyện chuyển đổi số thì nay đã trở thành bắt buộc.

Vì thế, để tồn tại và đón sóng tương lai, DN không thể khoanh tay đứng nhìn và “chịu trận”mà phải chủ động linh hoạt trong mọi tình huống nhưng vẫn phải luôn đảm bảo mục tiêu kinh doanh bền vững.

Trends Việt Nam

Đang xem: Thời thế VUCA xoay chuyển mô hình kinh doanh - thách thức đồng bộ hóa

bình luận trên bài viết “Thời thế VUCA xoay chuyển mô hình kinh doanh - thách thức đồng bộ hóa

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng