Doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu “vượt khó” thời Covid

Doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu “vượt khó” thời Covid

Đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, thế nhưng, trước làn sóng của đại dịch Covid-19, trở ngại của hoạt động logistics là một trong những cái khó mà doanh nghiệp gặp phải…

Nhanh nhạy gỡ khó khi chi phí logistics tăng cao

Logistics là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự sẵn có và đầy đủ của hàng hóa, giúp các doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng phân phối và tiêu thụ hàng hóa.

Chi phí logistics bao gồm 2 phần chính: Phí bến bãi, xếp dỡ, thủ tục hành chính tại cảng xuất và các chi phí liên quan đến vận chuyển container đường biển. Các hoạt động logistics trong giai đoạn dịch bùng phát như vận tải giảm do dịch vụ thông quan bị cản trở, dịch vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng.

Và cũng chính bởi vậy mà chi phí logistics đã bị đẩy lên cao. Đây là một trong số những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, trong cái “khó” đã ló những sự sáng tạo, gỡ khó từ chính các doanh nghiệp.

Vốn là một doanh nghiệp kinh doanh hàng ngoại - nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng từ Nhật Bản - Sakuko đã thực hiện gần như đầy đủ các bước trong chu trình cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Đội ngũ nhân lực của Sakuko tham gia trực tiếp làm từ khâu mua hàng tại Nhật, đóng container, xuất khẩu container từ Nhật về Việt Nam. Sau đó nhập khẩu container hàng, triển khai kho vận, giao hàng ra cửa hàng, vận chuyển hàng đến tay người tiêu dùng.

Có thể nói, logistic đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng nêu trên của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đại dịch Covid-19 tới “gõ cửa”, cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu khác, cái khó mà Sakuko gặp phải đối với lĩnh vực logistics chính là vấn đề đầu vào của sản phẩm, hàng hóa.

Mạng lưới logistics của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng lớn: thiếu container rỗng, chi phí nhân công và các chi phí khác tăng cao, và Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế này. Lịch tàu của các hãng tàu chuyển hàng đã bị thay đổi liên tục, cùng với đó là giá cước vận chuyển đường biển tăng mạnh…

Để “gỡ” những cái khó này, Sakuko đã sớm nhanh nhạy xử lý, làm việc với nhiều hãng tàu, đặt chỗ tàu sớm, chấp nhận trả trước để có “chỗ” trên các chuyến tàu. Tất cả những nỗ lực đó không nằm ngoài mục tiêu đảm bảo không gián đoạn nguồn hàng, đáp ứng đầy đủ hàng hóa cung ứng trong mùa dịch.

Mua sắm online - hướng đi đúng của doanh nghiệp thời Covid

Có thể nói, dịch Covid đã gây ra nhiều khó khăn bủa vây các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là những công ty kinh doanh hàng ngoại nhập, kinh doanh dạng chuỗi.

Ngoài vấn đề logistics như đã nêu ở trên, doanh nghiệp còn phải đối mặt với rất nhiều cái khó khác, chẳng hạn như “gồng mình” để chạy theo những sự thay đổi liên tục của thị trường cũng như theo diễn biến của đại dịch.

Bên cạnh việc tất cả các khoản chi phí tăng cao, khâu vận chuyển nhập khẩu hàng về Việt Nam khó khăn, một yếu tố cũng rất quan trọng khác ảnh hưởng tới tốc độ kinh doanh, bán hàng đó là tâm lý - hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Người tiêu dùng đã có sự thay đổi khắt khe hơn. Sự lây lan của dịch bệnh khiến họ cẩn trọng hơn trong các khâu giao dịch, mua bán và xu thế không thể tránh khỏi đó là chuyển dần sang giao dịch online.

Trước đại dịch, Sakuko là mô hình kinh doanh trực tiếp tới khách hàng. Nhưng khi tình hình dịch bệnh phức tạp, Sakuko đã sớm triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến, khuyến khích khách mua sắm qua các nền tảng online: website, fanpage hoặc thông qua các phương tiện chăm sóc khách hàng như Zalo.

Trong cái khó, Sakuko lại không thấy đó là trở ngại, mà coi dịch bệnh là cơ hội để mình chăm sóc lại khách hàng, tạo sự thân thiết với khách hàng.

Chị Cao Thị Dung - Giám đốc công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam chia sẻ: “Dịch bệnh cũng là cơ hội để Sakuko nhận thấy bản thân doanh nghiệp đã nhận được sự yêu quý của khách hàng rất nhiều. Khách hàng đã chủ động hỏi, mua hàng, chủ động đăng trên các hội nhóm (trên các mạng xã hội, trên các group chung cư/ tòa nhà), tham gia để hỗ trợ marketing cho Sakuko”.

Được biết, để giãn cách xã hội không làm đứt gãy công tác bán hàng, Sakuko đã thực hiện livestream giới thiệu sản phẩm trung bình hai lần/mỗi tuần.

Phong phú chủng loại sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu mùa dịch

Sự nỗ lực không ngừng của Sakuko đã được thực tế chứng minh khi trong suốt thời gian gần hai năm kể từ khi đại dịch bùng nổ, Sakuko vẫn vững vàng là địa điểm đáp ứng đầy đủ, thường xuyên, liên tục nguồn hàng thiết yếu phục vụ mọi nhu cầu mua sắm.

Trong giai đoạn Covid, các sản phẩm bán chạy tại Sakuko thường là các mặt hàng thiết yếu cho mẹ và bé (bỉm sữa), thực phẩm chức năng.

Trong suốt thời gian gần hai năm kể từ khi đại dịch bùng nổ, Sakuko vẫn vững vàng là địa điểm đáp ứng đầy đủ, thường xuyên, liên tục nguồn hàng thiết yếu phục vụ mọi nhu cầu mua sắm

Một số sản phẩm dành cho phòng chống dịch như các sản phẩm dùng thường xuyên để phòng dịch như các loại khẩu trang, nước rửa tay, khử khuẩn khẩu trang cũng được khách hàng đón nhận.

Một ngành hàng mà Sakuko đang khai thác trong thời điểm dịch này được khách hàng hưởng ứng cực tốt, đó là các mặt hàng đông lạnh nhập khẩu trực tiếp từ Nhật. Đặc trưng các sản phẩm này là chứa đựng dinh dưỡng tốt, tăng cường thể chất với chất lượng đảm bảo, phù hợp với các bữa ăn gia đình mùa dịch.

Đặc biệt, dù chi phí nhập khẩu tăng nhưng Sakuko đã không tăng giá bán lẻ, thực hiện nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi để chung tay cùng người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn.

Cho đến thời điểm này, Sakuko tự hào có một cộng đồng khách hàng với hơn 100.000 người. Khách hàng trung thành bình quân một tháng khoảng 30.000 đến 40.000 người. Sakuko tự hào là đơn vị kinh doanh số lượng sản phẩm Nhật nội địa lớn nhất trên thị trường Việt với hơn 10.000 mã hàng chính hãng với mức giá luôn bình ổn.

Tháng 9/2021 này đánh dấu bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của Sakuko khi tròn một thập kỷ trên thị trường bán lẻ hàng nội địa Nhật tại Việt Nam. “Sakuko vẫn kiên định con đường trở thành không gian mua sắm hàng Nhật nội địa đa dạng, tiện ích, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt” - chị Dung, đại diện Sakuko khẳng định.

Đang xem: Doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu “vượt khó” thời Covid

bình luận trên bài viết “Doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu “vượt khó” thời Covid

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng