Võ sĩ đạo- Nền tảng cốt lõi làm nên giá trị tinh thần Nhật Bản

Võ sĩ đạo- Nền tảng cốt lõi làm nên giá trị tinh thần Nhật Bản

Samurai hay Võ sĩ là tầng lớp tồn tại ở Nhật Bản từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19 và trở thành giai cấp thống trị của đất nước Mặt trời mọc. Những quy tắc ứng xử và đạo đức của Võ sĩ được gọi là "Bushido"- Võ sĩ đạo. Đây là triết lý nhấn mạnh chính nghĩa, danh dự, sự công bằng, trung thành vẫn có ảnh hưởng lớn đến đạo đức, con người Nhật Bản.

 

Ngoài văn hóa trà đạo thì tinh thần võ sĩ đạo chính là một nét độc đáo khiến nhiều người muốn tìm hiểu và học hỏi. Bộ quy tắc được các võ sĩ tuân thủ và đặt lên hàng đầu này đều là những giá trị tinh hoa kết tinh từ Thần Đạo, Phật Giáo, Khổng Giáo và cả những triết lý của Mạnh Tử. 

7 đức tính cao quý của một võ sĩ:

1. (Nghĩa): Là tinh thần chính nghĩa, làm điều đúng đắn, công bằng và là đức tính hàng đầu ở Võ sĩ đạo. Dù trong bất kì bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả khi bạn có tài năng hay học thức nhưng nếu thiếu đi tinh thần chính nghĩa thì sẽ không bao giờ được tôn xưng là một võ sĩ.

2. (Dũng): Là can đảm để thực hiện điều chính nghĩa, là "dũng khí" để đạt được "công lý". Một Võ sĩ đạo là người không chỉ cần sức mạnh thể chất mà còn cần mưu trí để có thể chiến đấu cho lẽ phải mà không hề do dự.

3. (Nhân): Là lòng nhân từ, trắc ẩn, biết quan tâm tới người khác, là đức tính cao cả và cao quý nhất trong tất cả các phẩm chất của tâm hồn con người.

4. (Lễ): là sự tôn trọng xuất phát từ sự khiêm nhường, thông cảm cho người khác. Điều này được thể hiện qua thái độ, cách ứng xử trong đời sống xã hội.

5. (Chân thành): Nghĩa đen là làm đúng những gì đã nói, không nói hai lời. Một Võ sĩ phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những lời nói của mình. Đây cũng là một trong những quy tắc đạo đức quan trọng của võ sĩ đạo.

6. 名誉 (Danh dự): Là biết tự xấu hổ, là sự tự ý thức về nhân phẩm và giá trị bản thân thông qua hành động và lối sống hàng ngày. Ý thức về nhân phẩm là giá trị cốt lõi trong mỗi con người Võ sĩ.

7. 忠義 (Trung nghĩa): Là sự vâng lời hoặc trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Tuy nhiên đối với mệnh lệnh của chủ nhân đi ngược lại với công lý hay giá trị sống của mình thì một Võ sĩ cần phải dũng cảm đứng lên nói lên chính kiến của bản thân.


Lối sống khắc kỷ của tầng lớp Võ sĩ được rèn luyện trong hàng trăm năm nội chiến kéo dài từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI. Trong thời kỳ này, những bản anh hùng ca về lòng trung thành, quả cảm, trọng danh dự và đức hy sinh cao cả của người võ sĩ samurai đã dần trở thành phẩm chất đạo đức được xã hội tôn kính và noi theo.

Vì lòng trọng danh dự mà người Nhật ngày nay không mấy khi “tơ hào” đến của cải của người khác. Cả thế giới được chứng kiến sự ưu việt của một xã hội không có nạn cướp bóc và hôi của trong những đợt thiên tai. Cũng vì trọng danh dự mà người Nhật duy trì được sự tự chủ trong nguy biến, xã hội Nhật Bản giữ được trật tự, ổn định.

Hy sinh quên mình, trung thành với bậc bề trên là những chuẩn tắc đạo đức từ thời các võ sĩ samurai, vừa qua đã được phát huy khi sự cố hạt nhân xảy ra. Báo chí nói nhiều đến “những người hùng giấu mặt” - một đội ngũ gồm 50 chuyên gia và công nhân đã bất chấp tính mạng, sức khỏe của họ, ngày đêm làm việc tại hiện trường sự cố ở nhà máy Fukushima 1 để cứu tính mạng của nhiều người dân. Bộ đồ bảo hộ màu trắng và các mặt nạ biến họ thành những người hùng “giấu mặt”, tên tuổi của họ cũng không được TEPCO công khai, nhưng lòng quả cảm của họ thì được cả thế giới biết đến.

Nguồn: Inas

Đang xem: Võ sĩ đạo- Nền tảng cốt lõi làm nên giá trị tinh thần Nhật Bản

bình luận trên bài viết “Võ sĩ đạo- Nền tảng cốt lõi làm nên giá trị tinh thần Nhật Bản

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng