Giáo dục tài chính cho trẻ mẫu giáo: 5 gợi ý thực hành

Giáo dục tài chính cho trẻ mẫu giáo: 5 gợi ý thực hành

Thời gian gần đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt mà trả bằng thẻ tín dụng hoặc ví điện tử ngày càng trở nên phổ biến.

Chính vì việc không dùng nhiều đến tiền mặt mà nhiều bậc cha mẹ muốn giáo dục con cái về tài chính những lại không biết dạy gì và nên bắt đầu từ đâu.

Tuy nhiên, giáo dục tài chính trong giai đoạn trẻ 4-5 tuổi không có nghĩa dạy trẻ cách tiết kiệm tiền mà hướng đến việc xây dựng nền tảng cơ bản để trẻ tự lập ngay từ bây giờ. Cần phải nuôi dưỡng nền tảng để trẻ dần dần tích lũy được những kiến thức về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ cho cuộc sống ngoài xã hội sau này.

Bài viết lần này sẽ giải thích về tầm quan trọng của giáo dục tài chính và gợi ý cho các cha mẹ một vài cách thực hành trong gia đình, đặc biệt tập trung vào các trẻ từ 4-5 tuổi và ở những lớp dưới bậc tiểu học.

Cần làm gì để “Giáo dục về tiền bạc” cho trẻ em

Bạn thường liên tưởng đến điều gì gì khi nói đến việc giáo dục tài chính cho trẻ? Chắc hẳn có không ít cha mẹ nghĩ rằng “Không nên nhắc đến chuyện tiền bạc trước mặt các con” hoặc “Có vẻ khó vì bọn trẻ thậm chí còn chưa biết tính toán” đúng không?

Việc giáo dục tài chính có lẽ là khái niệm mà các thế hệ đi trước không quen thuộc. Do vậy, dưới đây sẽ là một số giải thích chi tiết về giáo dục tài chính nếu như bạn muốn dạy con mình về tiền bạc trong giai đoạn đầu đời của trẻ.

Để giáo dục tài chính là động lực nuôi dưỡng niềm đam mê của trẻ

Nhắc đến giáo dục tài chính, chúng ta cần bắt đầu từ việc tiền là gì, hơn nữa còn là về những vấn đề xoay quanh đồng tiền như cách sử dụng – tiết kiệm tiền – kiếm tiền.

“Giáo dục về tiền bạc” – một cách gọi khác, nếu nhìn từ góc độ lao động hoặc tiêu dùng thì sẽ có phạm vi rất rộng.

Theo Hội Tài chính Thông tin Trung ương Nhật Bản, “Giáo dục tài chính: có thể được định nghĩa như sau:

“Giáo dục về tài chính giúp học sinh hiểu được các chức năng của tiền bạc - tài chính và thông qua đó có những suy nghĩ sâu sắc hơn về cuộc sống của bản thân cũng như xã hội xung quanh, đồng thời nâng cao cách sống và ý thức về giá trị.”

Hiểu biết tiền bạc giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống

Thay vì dạy trẻ nhỏ cách kiếm tiền hay đầu tư, trước hết hãy để các con hiểu về cách làm thế nào gia đình mình đang sinh sống và tiền bạc đóng vai trò gì trong đó.

Đồng thời cũng cần phải để trẻ thấm nhuần ý thức rằng tiền không gì khác ngoài là một “công cụ” hỗ trợ cuộc sống thường ngày thay vì cách duy nhất để đo lường giá trị của sự vật, sự việc khác nhau.

Giáo dục về tiền bạc có thể nói là một trong những vấn đề mà trẻ nên nhận thức được từ sớm để có thể tìm được các động lực và niềm đam mê khác trong cuộc sống.

Khi nào nên bắt đầu giáo dục trẻ về tài chính?

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu việc “giáo dục tiền bạc” là khoảng tầm 4 tuổi, khi trẻ bắt đầu có mối quan tâm đến nhiều thứ khác nhau .

Nhắc đến từ “Giáo dục”, chúng ta thường có xu hướng thấy nó phức tạp và khó thực hiện, nhưng hãy nhớ rằng trẻ em có khả năng tiếp thu rất nhiều thông tin thông qua các hoạt động vui chơi và trải nghiệm hàng ngày.

Giai đoạn này trẻ sẽ có nhiều câu hỏi “Tại sao?” với những thứ xảy ra quanh chúng, vì vậy hãy luôn quan tâm ủng hộ để con có cơ hội nuôi dưỡng sở thích của mình.

Trang web "Government Publicity Online" (Kênh thông tin trực tuyến của chính phủ Nhật Bản) cung cấp một số thông tin về "Những gì từng độ tuổi nên biết" về kiến thức tài chính.

Theo đó, bạn có thể giáo dục con trẻ ở bậc tiểu học như sau:

“Có được kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng liên quan đến tiền thông qua các hoạt đông như mua sắm, dùng tiền tiêu vặt, tiền mừng tuổi và giúp đỡ người khác. Nó sẽ giúp trẻ được trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến tiền, đồng thời có được nền tảng sống trong xã hội. Ví dụ như để trẻ biết về cách chọn đồ khi dùng tiền tiêu vặt và ghi chép vào một quyền sổ riêng sẽ giúp trẻ tiết kiệm hơn để sử dụng cho những món đề mình dự định mua, từ đó giúp trẻ xây dựng được thói quen tiết kiệm một cách có kế hoạch.”

Bắt đầu dạy trẻ từ cách dử dụng những khoản tiền nhỏ

Ở giai đoạn tiểu học, mục đích của việc giáo dục là để trẻ học cách quản lý tiền (chi tiêu và tiết kiệm).

Tuy chưa nhắc đến đến giai đoạn tiền tiểu học của trẻ nhưng có thể coi đây là điểm bắt đầu – để trẻ học về cách quản lý tiền, ý nghĩa của chúng ngay khi trẻ còn đang chưa đi học và dành nhiều thời gian ở bên cạnh cha mẹ.

Cách lý tưởng nhất để “giáo dục tiền bạc” cho trẻ em từ mầm non – các bậc tiền tiểu học là để trẻ học một cách tự nhiên thông qua đời sống và các hoạt động vui chơi thường ngày.

Những dịp này có rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy hãy giáo dục để trẻ “ngấm” kiến thức mà vẫn được tự do vui chơi.

Tại sao trẻ em cần được giáo dục về tiền bạc?

Tiền rất quan trọng trong đời sống và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên cho đến nay, việc “Giáo dục về tiền” vẫn chưa được triển khai một cách sâu rộng trong nền giáo dục nhà trường.

Để khắc phục tình trạng này, kể từ tháng 4/2022 Nhật Bản đã bắt đầu dạy về cách tài sản được hình thành ở hộ gia đình trong môn học giáo dục về tài chính kinh tế ở các trường trung học phổ thông.

Thậm chí trước cả khi học trung học phổ thông, giáo dục nâng cao sự hiểu biết về tài chính đã bắt đầu ở trường trung học cơ sở, và các nhà giáo dục Nhật Bản cũng hy vọng rằng "Giáo dục về tiền" sẽ ngày càng được mở rộng hơn trong tương lai.

Vì tầm quan trọng của việc giáo dục tiền bạc đang được nhìn nhận lại, chúng ta cũng nên bàn đến lợi ích của việc "Giáo dục tiền bạc" từ thời thơ ấu cho đến những lớp dưới của tiểu học.

Hiểu về tầm quan trọng của tiền bạc

Trẻ cần được tiếp xúc với tiền để hiểu về tầm quan trọng của nó

Nếu bạn được giáo dục về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, bạn cũng sẽ hiểu được về tầm quan trọng của tiền.

Việc ý thức rằng “Nhà mình có thể tiền vì cha mẹ đã làm việc chăm chỉ” giúp một đứa trẻ hiểu “Mình có thể mua những gì mình cần là do có tiền”, “Nếu chịu khó tiết kiệm, có thể lấy nguồn tiền này để sử dụng trong những lúc khó khăn”.

Đây là những điều hiển nhiên đối với người lớn, nhưng một số trẻ em lại nghĩ rằng chỉ cần đến ngân hàng là có thể lấy được bao nhiêu tiền tùy thích.

Nếu hiểu rằng tiền không phải nguồn tài nguyên vô tận, trẻ cũng sẽ bắt đầu trân trọng những gì đang có và bắt đầu xem xét những gì mình muốn có thực sự cần thiết hay không.

Hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc sẽ là nền tảng của "Giáo dục tài chính" khi trẻ đến tuổi trưởng thanh. Nhiều cha mẹ thường kiêng nói về tiền trước mặt trẻ, tuy nhiên điều này cần thay đổi.

Hãy bắt đầu với những chủ đề quen thuộc và dần tận dụng những dịp có thể để có những buổi trò chuyện về tiền bạc giữa cha mẹ và con cái.

Tăng khả năng nhận thức các con số

"Giáo dục tiền bạc" cũng là một cách để trẻ tìm hiểu thêm về khái niệm các con số.

Sự hiểu biết về các con số trong thời thơ ấu bắt đầu với cách đọc cơ bản như "một, hai, ba...", và dần hình thành khả năng dùng số đếm tương ứng với các đơn vị đồ vật.

Từ tầm 3 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến các con số.

Tuy nhiên, ngay cả khi có thể đếm đến 100, trẻ nhỏ cũng sẽ không thể hiểu hết khái niệm về số trừ khi số “100” khớp với số 100.

Điều quan trọng là trẻ hiểu được khái niệm về số thông qua những trải nghiệm thực tế với nhiều đồ vật khác nhau, chứ không phải các biểu tượng "số".

Giáo dục tiền bạc sẽ là kinh nghiệm quý báu để trẻ nắm bắt trực quan các con số bằng cách sử dụng “tiền” như một thước đo cụ thể.

Ví dụ như” "5 tờ tiền 10 nghìn là 50 nghìn" hay "100 nghìn là 1 tờ 50 nghìn và 5 tờ 10 nghìn”.

Sự tích lũy các trải nghiệm từ thời thơ ấu sẽ hữu ích cho việc học môn toán sau này. Hãy tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với tiền từ sớm để hiểu được về ý nghĩa cũng như giá trị của chúng.

 Giáo dục về tiền có thể giúp trẻ giỏi toán hơn

5 gợi ý thực hành “Giáo dục về tiền bạc” cho con

Hãy bắt đầu từ các hoạt động phù hợp với sở thích và mối quan tâm của con bạn. Dưới đây là năm bước riêng biệt bạn có thể thực hiện ngay để giáo dục con tại nhà.

Đi mua sắm cùng nhau

gần đây, việc mua sắm trực tuyến rất phổ biến do sự tiện lợi của nó, tuy nhiên để trẻ nhìn thấy cha mẹ mình bỏ tiền để mua những món đồ có thể khiến trẻ quan tâm hơn đến tiền bạc.

Trước hết, hãy tích cực đưa các con đi mua sắm cùng để con hiểu vai trò của tiền như “Tiền nhiều để làm gì?”, “Cần gì để đạt được điều mình muốn?”.

Tại nơi trưng bày, mỗi mặt hàng sẽ đều có một mức giá nhất định và nếu quan tâm phải cân đo đong đếm giữa các món đắt và rẻ, trẻ sẽ có cơ hội trải nghiệm sự cân đối về tiền bạc.

Hãy chọn những cửa hàng Daiso hoặc cửa hàng kẹo vì có nhiều sản phẩm có giá rẻ và dễ tính toán.

Để trẻ em trải nghiệm tự mua sắm bằng cách đưa cho trẻ tờ 100 nghìn và bảo: "Thử mua thứ con muốn với bằng này tiền nhé".

Hãy đề cao tầm quan trọng của giao tiếp giữa cha mẹ và con cái để phát triển ý thức của con rằng "Tiền bạc là có hạn".

Cho trẻ tự trải nghiệm mua sắm để trẻ hiểu tiền không phải là vô hạn

Tham gia trò chơi bán hàng

Khi con đã hiểu cách hoạt động của “Việc mua sắm”, bạn hãy thử đóng vai người bán hàng.

Khi là một phần của trò chơi, con có thể vui chơi từ khoảng 3 hoặc 4 tuổi.

Hãy dùng các loại rau và trái cây có sẵn ở nhà hoặc các loại đồ chơi như một mặt hàng và một loại “tiền” tượng trưng để bé được trải nghiệm cảm giác tự mình mua sắm.

Tùy theo độ tuổi và khả năng nhận biết, trẻ em có thể học thêm các phép tính cộng trừ bằng cách cố gắng tính toán những “sản phẩm” với nhiều mức giá khác nhau.

Cấp tiền tiêu vặt

Một khi con bạn hiểu vai trò của tiền, hãy bắt đầu đưa con tiền tiêu vặt.

Việc “sử dụng” và “tiết kiệm” là những bài học hết sức quan trọng cho trẻ.

Một số hình thức để cấp tiền tiêu vặt cho con có thể kể đến “Khoản tiền cố định”, “dành khi thực sự cần thiết” hay “phần thưởng”.

Đồng thời hãy chuẩn bị một con heo đất và sổ theo dõi tiền tiêu vặt.

Khi tự quản lý được số tiền này, trẻ sẽ xem đó là “việc của mình”.

Bắt đầu với một lượng nhỏ tiền tiêu vặt mỗi tuần cũng sẽ giúp con bạn nhanh chóng làm quen với việc quản lý tiền bạc hơn.

Sổ ghi chép tiền tiêu vặt, ngoài những khoản tiền nhận được và đã tiêu cũng cần ghi lại xem đó là món hữu ích thật sự hay món không cần thiết mua cho lắm.

Việc gặp phải thất bại là không thể tránh khỏi trong thời gian đầu, nhưng hãy cố gắng tích cực dõi theo để hỗ trợ các con.

Điều quan trọng là bạn không áp đặt các giá trị của người lớn lên con trẻ về những gì chúng có thể làm với khoản tiền mà mình có.

Tiền tiêu vặt dạy trẻ ý thức trách nhiệm với “tài chính” của mình

Thưởng cho sự giúp đỡ của con

Với việc đưa con tiền tiêu vặt, ngoài số tiền cố định, bạn cũng nên đưa như một khoản thưởng không thường xuyên với sự giúp đỡ của con.

Ngoài việc hiểu cách kiếm tiền và mức độ khó khăn của nó, việc này còn giúp trẻ nhận thức được sự phức tạp của các công việc nhà và vai trò của mình trong gia đình, vì vậy hãy thử dạy con theo phương pháp này.

Một điểm bạn cần chú ý là lên kế hoạch về thời điểm thưởng cho con để trẻ không nghĩ rằng sẽ chỉ giúp làm việc nhà vì tiền.

Bạn nên phân biệt để cho con rõ ràng giữa các công việc nhỏ hàng ngày bắt buộc phải thực hiện - với tư cách là một thành viên trong gia đình và những công việc cần bỏ thời gian và sức lực để được trả tiền.

Ví dụ:

  • Công việc hàng ngày: Gấp quần áo, giúp dọn bàn ăn, v.v.
  • Công việc có thưởng: Giúp rửa xe, nhổ cỏ trong vườn, v.v.

Cho con đọc sách tranh và trò chơi liên quan đến tiền

Để thực hành giáo dục về tiền bạc cho con, bạn cũng nên sử dụng những cuốn sách dễ hiểu đối với trẻ em và các trò chơi liên quan đến tiền bạc.

Gần đây, trên thị trường đã bắt đầu có những cuốn sách về tiền rất dễ hiểu dành cho trẻ em mẫu giáo, các mẹ hãy tham khảo tại các nhà sách nhé.

Sách ảnh thường hấp dẫn trẻ nhỏ

Sách tranh dành cho trẻ nhỏ thường có nhiều câu chuyện ngắn thú vị nên rất hấp dẫn với trẻ nhỏ.

Việc giới thiệu các trò chơi board game sử dụng tiền để mua bán có thể bắt đầu từ khoảng 5 đến 6 tuổi khi trẻ có thể học và nhớ cách chơi theo luật.

Mặc dù việc dùng tiền một cách tượng trưng nhưng trẻ có thể được trải nghiệm một mặt nào đó của đồng tiền, do vậy trẻ sẽ rất thích thú khi vừa được giải trí, vừa hiểu được cách thức vận hành của thế giới trò chơi đầy sống động.

Theo Conobas

Đang xem: Giáo dục tài chính cho trẻ mẫu giáo: 5 gợi ý thực hành

bình luận trên bài viết “Giáo dục tài chính cho trẻ mẫu giáo: 5 gợi ý thực hành

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng