Năm hết Tết đến, là thời điểm bận rộn nhất với hàng loạt công việc và kế hoạch phải hoàn thành. Từ sắm sửa Tết, dọn dẹp nhà cửa đến những buổi gặp gỡ bạn bè, thời gian để bạn chăm chút cho bữa ăn gia đình trở nên eo hẹp. Đặc biệt, nhiều món truyền thống như thịt đông, cá kho,.... thường đòi hỏi kỹ thuật chế biến và thời gian nấu lâu. Vậy làm thế nào để bữa ăn nhanh gọn mà vẫn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng?
Đừng lo! Với nồi áp suất Nhật Bản, bạn không chỉ giải quyết được bài toán thời gian mà còn dễ dàng nấu đa dạng các món ăn từ truyền thống đến hiện đại. Dưới đây là 8+ món ăn ngon tuyệt vời có thể được chế biến chỉ với một chiếc nồi áp suất Nhật.
Thịt Kho Tàu Mềm Tan
Nấu thịt kho tàu với nồi áp suất Nhật
Với nồi áp suất Nhật, món thịt kho tàu trở nên mềm tan, đậm vị mà chỉ mất một nửa thời gian so với cách nấu thông thường. Chức năng nấu tự động giúp thịt chín đều, thấm gia vị, giữ được màu sắc bắt mắt. Còn bạn thì không cần phải tốn nhiều thời gian để canh lửa.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị món thịt kho tàu:
Thịt ba chỉ (hoặc thịt chân giò): 500g.
Trứng vịt: 4 quả (luộc và bóc vỏ).
Nước dừa tươi: 1 quả (nếu có).
Hành tím băm: 2 củ.
Tỏi băm: 2 tép.
Gia vị: Nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước màu (hoặc thắng đường tạo màu).
2. Sơ chế nguyên liệu thịt kho tàu:
Thịt ba chỉ: Rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.
Trần qua nước sôi để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch.
Cho thịt vào tô lớn, ướp với gia vị như: nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu,....
Trộn đều và để thịt thấm gia vị khoảng 30 phút.
3. Xử lý nhiệt với nồi áp suất thịt kho tàu:
Phi thơm hành tỏi: Đổ thịt đã ướp vào, đảo đều trên lửa lớn để thịt săn lại.
Thêm nước dừa tươi (hoặc nước lọc) sao cho ngập mặt thịt.
Đóng nắp nồi áp suất, chọn chế độ nấu áp suất trong 10–15 phút.
Nếu muốn nước kho sánh hơn, có thể bật chế độ nấu thường và đun thêm vài phút không đậy nắp.
Cá Kho Ẩm Thực Bắc Bộ
Kho cá với nồi áp suất Nhật
Cá kho là món ăn đưa cơm, tuy nhiên cần rất nhiều thời gian nấu, nhưng với nồi áp suất Nhật, bạn chỉ mất khoảng 20 phút để có nồi cá kho thơm lừng, thịt cá chắc, thấm gia vị.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị món cá kho:
Loại cá yêu thích: 500g (làm sạch, cắt khúc).
Thịt ba chỉ: 100g (tùy chọn, để thêm vị béo).
Nước dừa tươi: 1 quả (nếu có).
Hành tím băm: 2 củ.
Tỏi băm: 2 tép.
Ớt tươi: 1–2 quả (tùy khẩu vị).
Gia vị: Nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước màu (hoặc thắng đường tạo màu).
2. Sơ chế nguyên liệu:
Cá: Rửa sạch với nước muối loãng hoặc giấm để khử tanh, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
Ớt: Rửa sạch, cắt lát hoặc để nguyên quả.
Cho cá vào tô, ướp với: nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu,..
Trộn đều và để cá thấm gia vị trong 20 phút.
3. Xử lý nhiệt với nồi áp suất:
Phi thơm hành tỏi băm còn lại trong nồi.
Xếp cá vào nồi áp suất, thêm nước màu, nước dừa (nước lọc) và kho trong 20 - 30 phút. Thêm ớt tươi để tăng hương vị.
Sau khi nồi kết thúc chu trình nấu áp suất, xả van để mở nắp.
Nếu muốn nước kho sánh hơn, bật chế độ nấu thường và đun thêm 5 phút không đậy nắp.
Thịt Đông Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Miền Bắc
Nấu thịt với nồi áp suất Nhật
Nếu như ở miền Nam ngày Tết không thể thiếu thịt kho tàu, thì miền Bắc đặc trưng với món thịt kho đông quen thuộc. Bình thường để đạt độ ngon, món thịt đông phải mất khoảng 3 - 5 tiếng nhưng với nồi áp suất Nhật bạn sẽ tiết kiệm nửa thời gian canh bếp.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thịt heo: 700g (nên chọn thịt có cả da và chút mỡ).
Thịt gà: 300g (lấy phần ức hoặc đùi, tùy thích).
Mộc nhĩ: 50g (ngâm nở, cắt nhỏ).
Nấm hương: 50g (ngâm nở, giữ lại nước ngâm).
Hành tím: 2 củ (băm nhỏ).
Gia vị: Muối, tiêu, hạt nêm, nước mắm.
2. Sơ chế nguyên liệu:
Thịt heo và gà: Rửa sạch, trần qua nước sôi để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo.
Mộc nhĩ, nấm hương: Ngâm nước ấm cho nở mềm, rửa sạch, cắt sợi nhỏ. Giữ lại nước ngâm nấm để tăng thêm hương vị.
Thái thịt thành miếng vừa ăn, trộn đều với 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt nêm, hành tím băm, và chút tiêu. Ướp khoảng 15–20 phút để thịt thấm gia vị.
3. Xử lý nhiệt với nồi áp suất:
Bật chế độ nấu thường (hoặc xào) của nồi áp suất.
Cho 1 thìa dầu ăn vào nồi, phi thơm hành tím. Thêm thịt heo và thịt gà vào, đảo đều đến khi thịt săn lại.
Đổ nước ngâm nấm vào nồi, thêm nước lọc sao cho ngập mặt thịt khoảng 2cm. Thêm mộc nhĩ, nấm hương vào nồi.
Đóng nắp nồi áp suất, chọn chế độ nấu áp suất trong 20 phút.
Sau khi nồi kết thúc chu trình, xả van để mở nắp. Nêm nếm lại gia vị (nước mắm, muối, tiêu) cho vừa ăn.
Múc thịt ra bát hoặc khuôn, để nguội. Sau đó cho vào tủ lạnh ít nhất 4–6 tiếng để thịt đông lại.
Phở Bò Đậm Đà
Nấu phở bò với nồi áp suất Nhật
Không cần tốn hàng giờ hầm xương hay chuẩn bị cầu kỳ, nồi áp suất Nhật giúp bạn nấu phở thơm ngon chỉ trong vòng 30 phút. Nồi áp suất giữ được vị ngọt tự nhiên từ xương và gia vị, tạo nên nước dùng thanh, trong và đậm đà.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Nước dùng:
Xương bò: 1kg (xương ống hoặc xương đuôi bò).
Thịt bò tái: 300g (thăn hoặc bắp bò thái mỏng).
Thịt bò chín: 300g (nạm, gầu bò hoặc gân bò).
Hành tây: 1 củ (bổ đôi).
Gừng: 1 củ (đập dập).
Hoa hồi: 3–4 cái.
Quế: 1 thanh.
Thảo quả: 2 quả.
Hạt ngò (mùi): 1 thìa cà phê.
Gia vị: Muối, đường, nước mắm, bột ngọt (tùy chọn).
Phở:
Bánh phở tươi: 500g.
Hành lá, rau mùi, giá đỗ, húng quế.
Chanh, ớt, tương ớt, tương đen, giấm tỏi.
2. Sơ chế nguyên liệu:
Xương bò: Trần xương qua nước sôi khoảng 5 phút để loại bỏ cặn bẩn. Sau đó rửa sạch với nước lạnh.
Thịt bò chín (nạm/gầu): Rửa sạch, để ráo.
Hành tây, gừng: Nướng trên bếp cho thơm, bóc vỏ cháy.
3. Xử lý nhiệt với nồi áp suất:
Đặt xương bò, thịt bò chín, hành tây, gừng vào nồi áp suất.
Thêm hoa hồi, quế, thảo quả, hạt ngò (có thể cho vào túi lọc gia vị để dễ vớt). Đổ nước ngập xương và thịt (khoảng 2–2.5 lít nước).
Đóng nắp nồi, chọn chế độ nấu áp suất cao trong 30 phút. Sau khi nồi kết thúc, xả van để mở nắp.
Vớt xương, thịt bò chín ra ngoài. Lọc nước dùng qua rây để loại bỏ cặn.
Nêm nước dùng với muối, nước mắm, đường, bột ngọt (nếu thích) cho vừa vị. Thái thịt bò chín thành lát mỏng. Chần bánh phở qua nước sôi, xếp vào bát.
Thêm thịt bò tái, thịt bò chín, hành lá, rau mùi lên trên. Chan nước dùng thật nóng, đảm bảo thịt bò tái chín mềm.
Bò Hầm Rượu Vang Chuẩn Vị Âu
Bò hầm rượu vang chuẩn bị Âu với nồi áp suất Nhật
Món bò hầm rượu vang tưởng chừng phức tạp nay lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với nồi áp suất. Thịt bò mềm, thấm vị rượu vang cùng rau củ, mang đến một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và thơm ngon.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thịt bò: 500g (nên chọn thịt bò gân hoặc bò bắp).
Rượu vang đỏ: 200ml.
Cà rốt: 2 củ (gọt vỏ, cắt khúc vừa).
Khoai tây: 2 củ (gọt vỏ, cắt khúc vừa).
Hành tây: 1 củ (cắt múi cau).
Cần tây: 2 nhánh (cắt khúc).
Cà chua: 2 quả (băm nhỏ hoặc dùng 150g sốt cà chua đóng hộp).
Tỏi: 3 tép (băm nhỏ).
Lá nguyệt quế: 2 lá.
Lá hương thảo (rosemary): 1 nhánh (tùy chọn).
Bơ lạt: 20g.
Dầu ăn: 2 thìa canh.
Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm, bột năng (hoặc bột bắp).
2. Sơ chế nguyên liệu:
Thịt bò: Rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ướp với 1 thìa muối, 1/2 thìa tiêu xay trong 15 phút.
Rau củ: Cắt miếng vừa ăn.
3. Xử lý nhiệt với nồi áp suất:
Bật chế độ nấu thường (hoặc xào) của nồi áp suất. Cho thịt bò vào áp chảo đến khi các mặt vàng đều, giúp khóa nước thịt và tạo lớp vỏ thơm ngon.
Gạt thịt bò sang một bên, thêm tỏi băm và hành tây vào, đảo đều đến khi thơm.
Cho cà chua băm (hoặc sốt cà chua) vào, xào đến khi hỗn hợp sệt lại. Thêm cà rốt, khoai tây, cần tây, lá nguyệt quế, lá hương thảo vào nồi.
Đổ rượu vang, đảo đều để thịt thấm rượu. Thêm nước lọc hoặc nước dùng bò sao cho ngập mặt thịt và rau củ.
Đóng nắp nồi, chọn chế độ nấu áp suất cao trong 30 phút. Sau khi nồi kết thúc chu trình nấu, xả van để mở nắp.
Hòa tan 1–2 thìa bột năng (hoặc bột bắp) với nước lạnh, cho vào nồi, đun thêm 5 phút ở chế độ nấu thường để nước sốt sánh lại. Nêm nếm lại với muối, tiêu, đường cho vừa ăn.
Cháo Gà Dinh Dưỡng
Nấu cháo gà dinh dưỡng với nồi áp suất Nhật
Cháo gà nấu bằng nồi áp suất không chỉ nhanh mà còn cực kỳ nhuyễn mịn, trẻ em hay người lớn tuổi cũng đều có thể thưởng thức. Chức năng giữ nhiệt của nồi còn giúp bạn có món cháo ấm nóng suốt nhiều giờ.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Gà ta: 1/2 con (hoặc 500g phần ức, đùi).
Gạo: 1/2 bát (trộn gạo tẻ và gạo nếp theo tỷ lệ 2:1 để cháo sánh mịn).
Hành tím: 2 củ (băm nhỏ).
Gừng: 1 củ nhỏ (đập dập).
Hành lá, rau mùi: 1 bó nhỏ (rửa sạch, thái nhỏ).
Nấm hương: 50g (tùy chọn, ngâm nở).
Gia vị: Muối, tiêu, nước mắm, hạt nêm.
2. Sơ chế nguyên liệu:
Gà: Rửa sạch, trụng qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi, sau đó rửa lại với nước lạnh.
Gạo: Vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút để gạo mềm (giúp cháo nhanh nhừ hơn).
Hành tím, gừng: Đập dập, thái lát.
3. Xử lý nhiệt với nồi áp suất:
Đặt gà vào nồi áp suất, thêm 1 lít nước, gừng và hành tím.
Đóng nắp nồi, chọn chế độ nấu áp suất cao trong 15 phút.
Sau khi kết thúc, xả van để mở nắp, vớt gà ra để nguội, giữ lại nước dùng. Thêm gạo đã ngâm vào nước dùng.
Đóng nắp nồi, chọn chế độ nấu cháo hoặc nấu áp suất trong 10–12 phút. Khi hoàn tất, xả van, mở nắp, khuấy đều để cháo nhuyễn.
Xé gà thành sợi hoặc chặt miếng vừa ăn.
Nêm cháo với muối, nước mắm, hạt nêm cho vừa khẩu vị.
Sườn Non Hầm Sốt BBQ
Làm sường non hầm sốt BBQ với nồi áp suất Nhật
Món sườn non hầm sốt BBQ với hương vị đậm đà, thịt mềm róc xương chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích mê. Miếng thịt ăn vào tan ngay trong miệng, tiết kiệm thời gian chỉ với chiếc nồi áp suất.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Sườn non: 1kg (chọn loại có chút mỡ để không bị khô).
Sốt BBQ: 150g (có thể dùng loại sốt BBQ đóng chai sẵn hoặc tự làm).
Tỏi: 3 tép (băm nhỏ).
Hành tây: 1 củ nhỏ (băm nhỏ).
Nước tương: 1 thìa canh.
Mật ong: 1 thìa canh.
Giấm táo: 1 thìa cà phê.
Tiêu, muối: 1/2 thìa cà phê mỗi loại.
Dầu ăn: 1 thìa canh.
Nước lọc hoặc nước dùng: 200ml.
2. Sơ chế nguyên liệu:
Sườn non: Rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Trụng qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi và cặn bẩn, sau đó rửa lại với nước lạnh.
Hành tây, tỏi: Băm nhỏ.
Ướp sườn non với 100g sốt BBQ, 1/2 thìa muối, tiêu, mật ong, giấm táo trong khoảng 30 phút để thấm gia vị.
3. Xử lý nhiều với nồi áp suất:
Bật chế độ xào (hoặc nấu thường) trên nồi áp suất.
Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm hành tây và tỏi băm.
Thêm sườn đã ướp vào, đảo đều cho sườn săn lại và dậy mùi thơm. Thêm 50g sốt BBQ còn lại, nước tương, nước lọc (hoặc nước dùng) vào nồi.
Đóng nắp nồi, chọn chế độ nấu áp suất cao trong 15–20 phút. Sau khi nấu xong, xả van để mở nắp.
Nếu muốn nước sốt sánh hơn, bật chế độ nấu thường và đun thêm 5–7 phút cho đến khi nước sốt đặc lại.
Chè Hạt Sen Ngọt Thanh
Nấu chè sen với nồi áp suất Nhật
Tết đến thịt thà nhiều, những món ăn tráng miệng ngon thanh, dinh dưỡng chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Chỉ cần một chiếc nồi áp suất bạn có thể nấu món chè hạt sen trong vòng 10 phút.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Hạt sen tươi: 200g (hoặc hạt sen khô: 150g).
Đường phèn: 150g (có thể gia giảm tùy khẩu vị).
Táo đỏ: 50g (tùy chọn).
Lá dứa: 1 bó nhỏ (tùy chọn, để tăng hương thơm).
Nước lọc: 1 lít.
2. Sơ chế nguyên liệu:
Hạt sen tươi: Rửa sạch, bỏ tâm sen để chè không bị đắng.
Hạt sen khô: Ngâm nước ấm 2–3 giờ cho mềm, sau đó rửa sạch.
Lá dứa: Rửa sạch, buộc gọn.
3. Xử lý nhiều với nồi áp suất:
Cho hạt sen và nước lọc vào nồi áp suất.
Đóng nắp nồi, chọn chế độ nấu áp suất cao trong 10–15 phút (nếu dùng hạt sen khô) hoặc 5–7 phút (nếu dùng hạt sen tươi).
Sau khi kết thúc, xả van để mở nắp, kiểm tra độ mềm của hạt sen.
Thêm đường phèn, táo đỏ, và bó lá dứa vào nồi.
Đóng nắp, chọn chế độ nấu thường hoặc hầm thấp trong 5–7 phút, để các nguyên liệu thấm đều.
Khuấy nhẹ để đường tan hoàn toàn. Gỡ bỏ lá dứa, múc chè ra bát hoặc ly.
Bánh Flan Caramel Ngọt Ngào
Làm bánh Flan Caramel với nồi áp suất Nhật
Không chỉ nấu món mặn, nồi áp suất Nhật còn giúp bạn làm món tráng miệng như bánh flan với kết cấu mềm mịn.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Phần caramel:
Đường: 100g.
Nước lọc: 50ml.
Nước cốt chanh: 1/2 thìa cà phê (tùy chọn, giúp caramel không bị kết tinh).
Phần flan:
Trứng gà: 4 quả.
Sữa tươi không đường: 500ml.
Sữa đặc: 100g (tùy chỉnh độ ngọt).
Vani: 1 thìa cà phê (tùy chọn, giúp tăng hương thơm).
2. Sơ chế nguyên liệu
Cho đường và nước lọc vào chảo, đun nhỏ lửa đến khi đường tan chảy và chuyển màu vàng cánh gián.
Thêm nước cốt chanh vào, lắc nhẹ để caramel hòa quyện, sau đó tắt bếp.
Nhanh tay đổ caramel vào đáy từng khuôn bánh, dàn đều. Để caramel nguội cứng lại.
Đập trứng gà vào tô, dùng phới lồng khuấy nhẹ nhàng để trứng tan đều (tránh tạo bọt).
Hâm nóng sữa tươi và sữa đặc đến khoảng 50–60°C (ấm tay, không để sôi). Từ từ đổ sữa ấm vào hỗn hợp trứng, khuấy đều.
Thêm vani vào, lọc hỗn hợp qua rây 2–3 lần để loại bỏ cặn và bọt khí, giúp bánh mịn.
Đổ hỗn hợp flan vào các khuôn có lớp caramel sẵn, đậy nắp bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm để tránh nước đọng.
3. Xử lý nhiều với nồi áp suất:
Cho giá hấp hoặc khay hấp vào nồi áp suất, thêm khoảng 200ml nước.
Đặt các khuôn bánh vào, đóng nắp nồi, chọn chế độ nấu áp suất thấp hoặc hấp trong 10–12 phút.
Sau khi hấp xong, xả van, mở nắp nồi cẩn thận.
Dùng tăm xiên vào bánh, nếu tăm rút ra sạch là bánh đã chín.
Để nguội, sau đó bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 2–3 giờ trước khi thưởng thức.
Sakuko - Địa chỉ mua sắm gia dụng Nhật Bản uy tín chất lượng
Sakuko tự hào phân phối hàng Nhật chính hãng, chất lượng để mang đến cuộc sống tiện nghi cho hàng triệu gia đình Việt. Hiện tại, Sakuko đang có chương trình ưu đãi lên đến 49% cho hàng gia dụng Nhật với:
Chất lượng vượt trội
Độ bền bỉ theo năm tháng
Thiết kế hiện đại, tiện ích
Tiêu chuẩn & công nghệ Nhật bản
An toàn sức khỏe
Ghé ngay siêu thị Sakuko để thả ga mua sắm dịp cuối năm nhé!
Truy tìm siêu thị Sakuko gần bạn nhất tại đây.