Bí quyết xây dựng thực đơn ăn dặm đủ chất, ngon miệng cho bé 7 tháng tuổi

Bí quyết xây dựng thực đơn ăn dặm đủ chất, ngon miệng cho bé 7 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 7, bé đã dần quen với những bữa ăn dặm trong một ngày ngoài sữa mẹ. Việc mang tới những bữa ăn đa dạng sẽ giúp trẻ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và làm quen với nhiều loại thực phẩm. Đây cũng là một mẹo hay để mẹ rèn cho con thói quen và khả năng ăn được nhiều món, ít kén chọn. 

Để giúp mẹ không bị bí ý tưởng khi nấu nướng cho con, Sakuko đã tổng hợp 3 kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong 30 ngày theo 3 phương pháp ăn dặm nổi tiếng nhất giúp trẻ ăn ngon, đủ chất và khoẻ mạnh. Tham khảo ngay mẹ nhé!

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 tháng theo chuyên gia dinh dưỡng

Ngoài sữa mẹ, em bé 7 tháng tuổi cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Theo đó, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần có đủ 4 nhóm dưỡng chất sau:

  • Chất bột đường: Bột gạo, gạo lứt, các loại đậu, bột ngũ cốc ăn dặm… 
  • Chất đạm: Trứng, đậu phụ, cá, các loại thịt… 
  • Vitamin và khoáng chất: Rau ngót, cải bó xôi, rau dền, củ cải, cà rốt, khoai tây… 
  • Chất béo: Dầu cá, dầu mè, dầu gạo, chất béo từ cá hồi, cá trích, cá thu… 

Các loại thực phẩm này cần được bổ sung cân bằng, phù hợp với nhu cầu phát triển của bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi với liều lượng như sau:

Nhóm dưỡng chất

Thực phẩm

Hàm lượng cho mỗi bữa ăn

Chất bột đường

Cháo, bánh mì, bún, phở

50 - 80g

Chất đạm

Trứng gà

1 lòng đỏ

Đậu hũ

45 - 50g

13 - 15g

Thịt

10 - 15g

Thực phẩm từ sữa

85 - 100g

Vitamin và khoáng chất

Rau, trái cây

25g

Chất béo

Dầu ăn

2 - 2,5g

Trẻ từ 7 tháng tuổi có thể ăn nhiều loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

Trẻ từ 7 tháng tuổi có thể ăn nhiều loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

2. Nguyên tắc cần biết khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau để đảm bảo mang đến cho con bữa ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe:

  • Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ/sữa công thức: Sữa mẹ/sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn này. Ngoài 500 - 800ml sữa/ngày, mẹ nên bổ sung thêm từ 1 - 2 bữa ăn dặm/ngày tùy theo nhu cầu của con.  
  • Hương vị đa dạng: Kết hợp món ngọt và món mặn trong thực đơn giúp đổi khẩu vị, kích thích cảm giác thèm ăn cho con.  
  • Liều lượng hợp lý: Cho bé ăn các loại thịt, cá, trứng với liều lượng vừa phải để không gây quá tải cho chức năng gan, thận. 
  • Không nêm gia vị: Các món ăn dặm của bé 7 tháng không được nêm gia vị để con có thể cảm nhận được hương vị nguyên bản của thực phẩm và không ảnh hưởng xấu đến thận.

Các món ăn dặm cần có hương vị đa dạng và được chế biến với lượng vừa đủ cho một bữa ăn

Các món ăn dặm cần có hương vị đa dạng và được chế biến với lượng vừa đủ cho một bữa ăn

3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo 3 phương pháp phổ biến

3.1 Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng có thể thay đổi linh hoạt và kết hợp thêm nhiều loại thực phẩm hợp khẩu vị để trẻ có bữa ăn ngon miệng, bổ dưỡng. Các món ăn nên được chế biến đặc hơn nhằm giúp trẻ tập nhai và có khả năng ăn thô tốt.

Món ăn dặm truyền thống cho trẻ 7 tháng có thể chế biến đặc với nhiều loại thực phẩm hơn

Món ăn dặm truyền thống cho trẻ 7 tháng có thể chế biến đặc với nhiều loại thực phẩm hơn

Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm trong 1 tuần kèm hướng dẫn thực hiện chi tiết cho mẹ tham khảo:

Ngày 1: Cháo trắng và sữa mẹ

  • Nấu 20g gạo với nước theo tỷ lệ 1:7 đến khi hạt gạo vỡ ra rồi rây nhuyễn. 
  • Để cháo nguội bớt, trộn với sữa mẹ và cho bé dùng. 

Ngày 2: Bột khoai tây phomai

  • Chuẩn bị: khoai tây loại vừa (1 củ), phô mai loại không chứa whey và casein (1 viên).
  • Cách thực hiện:
  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ và luộc chín nhừ trong khoảng 15 - 20 phút. 
  • Cho khoai tây, phô mai vào máy xay nhuyễn để thu được hỗn hợp bột sánh mịn. 

Bột khoai tây phomai có vị ngọt béo tự nhiên được nhiều trẻ yêu thích

Bột khoai tây phomai có vị ngọt béo tự nhiên được nhiều trẻ yêu thích

Ngày 3: Lê hấp nghiền trộn sữa - bánh ngũ cốc

  • Chuẩn bị: nửa quả lê và lượng sữa vừa đủ.
  • Lê gọt vỏ, rửa sạch, bỏ phần lõi và cắt thành miếng nhỏ
  • Hấp chín trong khoảng 5 - 10 phút và mang đi nghiền nhuyễn, rây mịn. 
  • Trộn lê với một lượng sữa mẹ/sữa công thức vừa đủ để tạo thành hỗn hợp có độ đặc phù hợp với bé. 

Ngày 4: Súp bí đỏ hạnh nhân - dưa hấu

  • Chuẩn bị: Bí đỏ (70g), hạt hạnh nhân (30g), nước lọc (200ml)

  • Cách thực hiện:

    • Ngâm hạnh nhân với nước trong khoảng 2 - 3 giờ trước khi nấu. 

    • Bí đỏ bỏ hạt, gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.

    • Cho bí đỏ, hạt hạnh nhân vào nồi nấu với 200ml nước lọc trong 20 - 25 phút đến khi chín mềm. 

    • Cho hỗn hợp đã nấu vào máy xay nhuyễn để có được món súp bí đỏ, hạnh nhân sánh mịn.

Lưu ý: Mẹ có thể lọc súp qua rây để món ăn được mịn hơn. 

Món súp bí đỏ hạnh nhân giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho trẻ

Món súp bí đỏ hạnh nhân giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho trẻ

Ngày 5: Bột khoai lang sữa mẹ - sinh tố xoài

  • Chuẩn bị nửa củ khoai lang, 60 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khoanh mỏng rồi hấp chín mềm. 
  • Cho khoai ra tô, nghiền nhuyễn, thêm sữa mẹ, tán đều để hỗn hợp bột được mịn, sánh hơn. 

Ngày 6: Cháo thịt bò hành tây - sữa chua

  • Chuẩn bị 40g thịt bò xay nhuyễn, nửa củ hành tây, 1 nhánh cần tây, 40g gạo tẻ, 250ml nước lọc và một ít dầu ăn dặm.
  • Ngâm gạo trong 30 phút, vo sạch và cho vào nồi nấu với 250ml nước đến khi hạt gạo nở bung.
  • Hành tây và cần tây rửa sạch, để ráo và băm nhỏ.
  • Làm nóng chảo, phi thơm hành tây với một ít dầu ăn dặm, cho thịt bò xay vào, đảo đều trong khoảng 5 phút.
  • Cho hỗn hợp vừa xào vào nồi cháo và nấu thêm khoảng 10 phút để thịt bò mềm hơn. 
  • Thêm cần tây đã băm vào, tắt bếp, múc cháo ra chén đợi bớt nóng và cho trẻ thưởng thức. 

Mang đến cho con bữa ăn dặm bổ dưỡng với món cháo thịt bò hành tây

Mang đến cho con bữa ăn dặm bổ dưỡng với món cháo thịt bò hành tây

Ngày 7: Cháo thịt gà hạt sen - chuối chín nghiền nhỏ

  • Chuẩn bị 40g thịt ức gà, 30g hạt sen, 30g gạo tẻ, nước lọc.
  • Thịt gà rửa sạch, mang đi luộc với nước trong khoảng 20 – 30 phút đến khi chín mềm. 
  • Hạt sen bỏ đi tâm đắng, rửa sạch và tiến hành băm nhỏ.
  • Gà sau khi chín vớt ra tô, xé sợi hoặc băm nhỏ. 
  • Cho gạo và hạt sen vào nồi nước luộc gà, hầm với lửa nhỏ trong 20 – 25 phút để hạt gạo nở và hạt sen chín nhừ.
  • Cho thịt gà vào cháo, nấu thêm khoảng 5 - 10 phút để các nguyên liệu được hòa quyện với nhau. 
  • Múc cháo ra tô, đợi nguội và cho bé dùng bữa. 

Cháo thịt gà hầm hạt sen giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc

Cháo thịt gà hầm hạt sen giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc

Dưới đây là một số gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mà mẹ có thể tham khảo để làm phong phú bữa ăn cho bé. 

  • Ngày 8: Cháo cá hồi súp lơ - nước ép nho
  • Ngày 9: Bơ, chuối nghiền trộn sữa
  • Ngày 10: Cháo khoai môn nấu nước hầm xương - kiwi nghiền
  • Ngày 11: Cháo tôm nấu rau mồng tơi
  • Ngày 12: Bánh khoai tây rau củ chiên - mãng cầu dầm sữa chua
  • Ngày 13: Cháo thịt bò, cà rốt - nước ép lựu
  • Ngày 14: Cháo óc heo hạt sen
  • Ngày 15: Súp thịt gà nấm hương - bơ nghiền trộn sữa
  • Ngày 16: Cháo ngô ngọt, thịt bò, rau củ
  • Ngày 17: Cháo bí đỏ trứng gà
  • Ngày 18: Cháo cá chép rau cải - chuối trộn sữa chua
  • Ngày 19: Súp nui, thịt bò bằm, rau củ
  • Ngày 20: Cháo cá hồi đậu xanh 
  • Ngày 21: Cháo chim bồ câu - nước ép táo
  • Ngày 22: Gà đen tần hạt sen - lê hấp trộn sữa
  • Ngày 23: Cháo cá hồi rong biển - sinh tố mãng cầu
  • Ngày 24: Cháo ngao nấu mồng tơi
  • Ngày 25: Cháo lươn đậu xanh
  • Ngày 26: Cháo tim heo bí đỏ - nước ép ổi
  • Ngày 27: Súp cua nấu nấm tuyết
  • Ngày 28: Cháo khoai môn thịt gà
  • Ngày 29: Cháo yến mạch nấu tôm
  • Ngày 30: Cháo củ dền thịt heo - chuối chín tráng miệng

3.2 Gợi ý 20 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng

Từ tháng thứ 7, trẻ bắt đầu tập nhai và có thể nuốt thức ăn thành thục hơn. Vì vậy, các món ăn có thể chế biến thô hơn trước, chỉ cần nấu chín mềm và nghiền sơ. Cháo trắng nên được nấu với tỷ lệ 1 gạo : 7 nước hoặc 1 cơm : 3 nước

Mẹ nên cho trẻ ăn 2 bữa/ngày vào buổi sáng và chiều, kết hợp với bú sữa. Các loại thực phẩm mới được bổ sung nên cho bé ăn từng ít một để kiểm tra xem bé có bị dị ứng không. Trái cây nên cắt thành dạng dài để bé tập cầm và tự cắn ăn. Thực đơn cho trẻ ở giai đoạn này cần được đa dạng để kích thích vị giác và tránh tình trạng biếng ăn.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng gồm các món ăn được nấu chín mềm và nghiền nhỏ

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng gồm các món ăn được nấu chín mềm và nghiền nhỏ

Gợi ý 20 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi:  

  • Thực đơn 1: Cháo lòng đỏ trứng - bông cải trắng sốt cà chua - táo trộn khoai lang
  • Thực đơn 2: Cháo lòng đỏ trứng - súp cà rốt, bắp cải - dâu tây trộn sữa
  • Thực đơn 3: Khoai tây trộn lòng đỏ trứng - cải bó xôi luộc mềm - chuối trộn sữa
  • Thực đơn 4: Cháo gà, bắp cải rây mịn - bơ, chuối nghiền
  • Thực đơn 5: Thịt gà sốt khoai tây - dưa hấu nghiền nhỏ
  • Thực đơn 6: Mì gà sốt cà chua, cải thảo - kiwi nghiền
  • Thực đơn 7: Súp khoai lang - cải bó xôi, đậu phụ nghiền - táo hấp nghiền
  • Thực đơn 8: Đậu hũ trộn cà tím - cháo trứng cà chua - dâu tây dầm sữa chua
  • Thực đơn 9: Đậu hũ trộn bí đỏ - cháo cải bó xôi rây mịn - bơ trộn sữa
  • Thực đơn 10: Cá thịt trắng trộn bắp cải - khoai tây trộn sữa - dưa hấu nghiền
  • Thực đơn 11: Mì udon nấu cá thịt trắng, cà rốt, cải bó xôi - sữa chua trộn chuối
  • Thực đơn 12: Cháo rây - cá thịt trắng nấu củ cải - kiwi nghiền
  • Thực đơn 13: Cháo trứng - súp khoai sọ rau cải - dâu tây nghiền
  • Thực đơn 14: Thịt gà trộn khoai tây nghiền - mì udon sốt rau củ - chuối nghiền
  • Thực đơn 15: Cháo rây - cá sốt cà chua - súp cà rốt bắp cải - bơ trộn sữa chua
  • Thực đơn 16: Cháo rây - trứng xào súp lơ - bí đỏ trộn đậu phụ - lê hấp nghiền
  • Thực đơn 17: Khoai tây trộn trứng - gan gà nấu rau cải - dưa hấu nghiền
  • Thực đơn 18: Cháo rây - thịt gà nấu cải thảo - bí đỏ trộn đậu hà lan - táo trộn sữa chua
  • Thực đơn 19: Cá trộn khoai lang - súp lơ sốt cà chua - chuối nghiền
  • Thực đơn 20: Mì udon nấu thịt gà, súp lơ, cà chua - vú sữa nghiền

3.3 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6, 7 tháng trong 1 tuần

Thực đơn ăn dặm BLW (Baby-Led Weaning) có nguồn gốc từ phương Tây và ngày càng được nhiều mẹ Việt áp dụng. Phương pháp này giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tự lập và có khả năng ăn thô tốt. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng thường gồm ít nhất 3 món cho mỗi bữa, giúp trẻ làm quen và tập ăn đa dạng thực phẩm. 

Lưu ý: Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều, mà để con tự lựa chọn và thưởng thức bữa ăn theo ý thích, tạo điều kiện cho bé khám phá và phát triển kỹ năng ăn uống một cách tự nhiên.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng BLW gồm ít nhất 3 món cho mỗi bữa

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng BLW gồm ít nhất 3 món cho mỗi bữa

Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng và cách chế biến phù hợp: 

Thực đơn

Cách chế biến

Thứ 2: Bánh mì sandwich, thịt bò, dưa chuột

  • 1-2 lát bánh mì sandwich, cắt bỏ phần viền cứng bên ngoài.

  • Thịt bò loại nạc mềm, áp chảo với dầu hoặc bơ.

  • Dưa chuột gọt vỏ, bỏ ruột, cắt thành các thanh dài.

Thứ 3: Ức gà, bắp non, cà rốt và đậu cô ve

  • Thái thịt ức gà, bắp non, cà rốt, đậu cô ve thành những miếng nhỏ cỡ ngón tay của bé.

  • Hấp cách thủy các loại nguyên liệu đến khi chín mềm.

Thứ 4: Mì sợi, thịt lợn nạc, cải bó xôi, bơ chín tráng miệng

  • Mì sợi luộc mềm.

  • Thịt lợn nạc thái lát mỏng, đập dập và luộc chín.

  • Cải bó xôi cắt miếng vừa ăn, luộc chín.

  • Bơ chín bỏ vỏ, thái thành miếng mỏng.

Thứ 5: Cơm trắng, tôm nõn, súp lơ xanh và chuối chín

  • Nấu cơm gạo dẻo và tạo hình ngộ nghĩnh vừa bằng nắm tay của trẻ.

  • 2 - 3 con tôm nõn hấp hoặc luộc chín.

  • Súp lơ xanh cắt nhỏ, luộc chín.

  • Chuối chín cắt thành từng khoanh tròn nhỏ.

Thứ 6: Bún, lươn đồng, khoai lang vàng, sữa chua ít đường

  • Bún trụng sơ qua với nước sôi, để ráo.

  • Thịt lươn làm sạch kỹ, bỏ xương, mang đi xay nhuyễn, vo thành từng viên nhỏ và đem hấp hoặc áp chảo.

  • Khoai lang vàng nướng mềm và cắt thành từng miếng nhỏ.

  • Sữa chua chọn loại ít đường cho bé ăn tráng miệng.

Thứ 7: Cá hồi, đậu cô ve và bí đỏ

  • Cá hồi phi lê rửa sạch, dùng nhíp nhặt hết xương, cắt thành miếng nhỏ và áp chảo hoặc hấp chín.

  • Đậu cô ve, bí đỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ, mang đi hấp/luộc chín.

Chủ Nhật: Cơm trắng, trứng rán, cà rốt, lê chín

  • Nấu cơm trắng gạo dẻo và nặn thành những viên tròn nhỏ xinh.

  • Rán 1 lòng đỏ trứng, cuộn thành thanh dài.

  • Cà rốt cắt thanh dài và hấp chín mềm.

  • Lê gọt vỏ, thái miếng mỏng.

4. 10 bí quyết giúp trẻ hào hứng với bữa ăn, ăn ngon miệng, tăng cân đều

Để giúp trẻ có cảm giác ngon miệng và luôn cảm thấy hào hứng trong mỗi bữa ăn, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng các bí quyết sau:

  1. Cho trẻ ăn cùng gia đình: Khi được ăn cùng gia đình, trẻ có thể quan sát và bắt chước cách mọi người ăn uống để ăn nhanh và chủ động hơn.
  2. Không ép trẻ ăn: Tránh ép trẻ ăn, để bé tự quyết định lượng ăn theo nhu cầu của mình.
  3. Cho trẻ bốc tay: Khuyến khích trẻ bốc tay để cảm nhận món ăn và phát triển kỹ năng cầm nắm linh hoạt.
  4. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch: Đảm bảo các thực phẩm luôn tươi và sạch để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
  5. Phương pháp nấu ăn: Các món ăn nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc, hấp và tránh sử dụng gia vị để trẻ cảm nhận được hương vị tự nhiên của từng loại thực phẩm.
  6. Đa dạng thực đơn: Thay đổi thực đơn hàng ngày để tạo sự hứng thú ở trẻ và giúp bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  7. Nấu lượng thức ăn vừa đủ: Nấu các món ăn với lượng vừa đủ cho từng bữa, tránh nấu với số lượng nhiều và phải hâm đi, hâm lại nhiều lần khiến thực phẩm bị biến chất và trẻ dễ bị chán ăn. 
  8. Quan sát khi trẻ ăn: Luôn chú ý quan sát trẻ trong quá trình ăn để điều chỉnh tư thế, khuyến khích trẻ ăn giỏi và can thiệp kịp thời khi xảy ra tình trạng hóc, nghẹn. 
  9. Ăn đúng khung giờ: Tập cho trẻ ăn đúng khung giờ mỗi ngày để hình thành thói quen ăn uống, giúp trẻ tăng cân đều đặn. Dù bé ăn nhiều hay ít, mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.
  10. Chọn dụng cụ ăn dặm bắt mắt: Bố mẹ hãy trang bị những đồ dùng và dụng cụ ăn dặm dễ thương, đáng yêu để thu hút sự chú ý của trẻ, khiến bữa ăn trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

Những bí quyết này không chỉ giúp trẻ hào hứng với bữa ăn mà còn đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tạo không gian vui vẻ, thường xuyên thay đổi thực đơn là bí quyết giúp trẻ ăn ngon, tăng cân đều

Tạo không gian vui vẻ, thường xuyên thay đổi thực đơn là bí quyết giúp trẻ ăn ngon, tăng cân đều

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng là bước quan trọng trong hành trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và cân bằng không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm. Bằng cách linh hoạt kết hợp các nhóm thực phẩm, đảm bảo an toàn và tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn, bố mẹ có thể giúp bé phát triển tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Ngoài những món ngon tự nấu, bố mẹ có thể đổi vị cho con bằng cách chọn mua các sản phẩm ăn dặm bổ dưỡng, an toàn tại Sakuko Store. Sakuko Store là địa chỉ đáng tin cậy chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm nội địa Nhật chất lượng với giá phải chăng. 

Tại Sakuko Store, bố mẹ có thể chọn nhiều sản phẩm ăn dặm với đa dạng hương vị, thành phần như: cháo hầm, bột dinh dưỡng, nước ép trái cây và các loại bánh ăn dặm… Các sản phẩm đều đến từ những thương hiệu nổi tiếng, được cam kết về chất lượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Sakuko Store còn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất với nhiều ưu đãi hấp dẫn, dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đổi trả hàng tiện lợi… 

Mẹ có thể truy cập tại đây để tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm ăn dặm phù hợp nhất cho bé yêu của mình! Hoặc mẹ có thể tới mua hàng trực tiếp tại cửa hàng của Sakuko trên toàn quốc hoặc liên hệ qua các kênh trực tuyến như:

SAKUKO JAPANESE RETAILER - HỆ THỐNG BÁN LẺ TIÊU DÙNG PHONG CÁCH NHẬT BẢN

Đang xem: Bí quyết xây dựng thực đơn ăn dặm đủ chất, ngon miệng cho bé 7 tháng tuổi

Sản phẩm đã xem

bình luận trên bài viết “Bí quyết xây dựng thực đơn ăn dặm đủ chất, ngon miệng cho bé 7 tháng tuổi

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng