3 kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon miệng, bổ dưỡng

3 kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon miệng, bổ dưỡng

Chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phù hợp không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết mà còn khơi gợi hứng thú ăn uống, tạo nền tảng tốt cho thói quen ăn uống sau này của con. Bài viết sẽ giới thiệu 3 kiểu thực đơn ăn dặm phổ biến mà bố mẹ có thể lựa chọn cho bé yêu nhà mình.

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ mới tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ và hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt. Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng như sau để thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé hiệu quả và an toàn:

  • Đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ, khẩu phần ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 
  • Thức ăn có độ loãng, mịn phù hợp: Thức ăn cần phải nghiền nhuyễn hoặc nấu nhừ để trẻ dễ nuốt. Các món ăn nên được nấu từ loãng đến đặc để dạ dày bé thích nghi.
  • Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Những bữa ăn đầu tiên của trẻ nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: tinh bột, trái cây, rau xanh. Sau đó, bữa ăn dặm có thể bổ sung những thực phẩm giàu protein như: thịt gà, thịt bò, tôm, cá… 
  • Bắt đầu với những món ăn có vị ngọt: Các món ăn dặm đầu tiên nên có vị ngọt để trẻ dễ đón nhận do có hương vị quen thuộc như sữa. Sau khoảng 2 - 4 tuần, thực đơn ăn dặm có thể thay đổi bằng các món mặn được chế biến từ: thịt, cá để bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. 
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu: Bố mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu cơ thể, tập ăn từ ít đến nhiều để bé dần làm quen và thích nghi với thức ăn ngoài sữa. Trẻ 6 tháng tuổi nên cho ăn dặm 01 bữa/ngày, xen kẽ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bốn nhóm dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm bé 6 tháng

Bốn nhóm dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm bé 6 tháng

2. Gợi ý 3 kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Có 3 phương pháp ăn dặm được áp dụng phổ biến hiện nay, mỗi phương pháp mang lại những lợi ích riêng và phù hợp với từng bé. Dưới đây là gợi ý 3 kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mà bố mẹ có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn dựa trên sở thích, khẩu vị của trẻ cũng như điều kiện gia đình.

2.1 Thực đơn ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống đã được nhiều thế hệ cha mẹ Việt áp dụng nhờ tính đơn giản và hiệu quả. Với phương pháp này, các loại thức ăn được nấu chín, xay nhuyễn hoặc nghiền mịn và trộn chung với bột hoặc cháo. Thực đơn thường bắt đầu từ bột sau đó đến cháo loãng và dần chuyển sang đặc hơn khi bé lớn. 

Ưu điểm: 

  • Thức ăn được nghiền nhuyễn giúp bé dễ nuốt và có thể ăn được số lượng nhiều nên dễ tăng cân. 

  • Cho con ăn dặm theo kiểu truyền thống dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình, nhất là ông bà lớn tuổi. 

  • Bố mẹ có thể linh hoạt bổ sung các nhóm dinh dưỡng trong món ăn và dễ theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn cho bé.

Nhược điểm: 

  • Thức ăn xay nhuyễn có thể khiến trẻ khó thích nghi với việc ăn thô sau này.

  • Khó phát hiện thực phẩm nào gây dị ứng (nếu có) vì nhiều loại thức ăn được nấu chung với nhau. 

  • Bé ít có cơ hội phân biệt, cảm nhận hương vị của từng loại thực phẩm.

Thực đơn truyền thống cho bé ăn dặm 6 tháng gồm những món cháo, bột xay nhuyễn

Thực đơn truyền thống cho bé ăn dặm 6 tháng gồm những món cháo, bột xay nhuyễn

Thực đơn ăn dặm truyền thống bổ dưỡng cho bé 6 tháng:

Gợi ý thực đơn ăn dặm 1 tuần cho bé 6 tháng:

  • Thứ 2: Cháo bí đỏ nghiền với sữa.
  • Thứ 3: Cháo bắp cải xay nhuyễn, đậu xanh.
  • Thứ 4: Cháo trứng, cà chua nghiền nhuyễn.
  • Thứ 5: Cải thìa, khoai lang nghiền nhuyễn.
  • Thứ 6: Cháo cà rốt, bông cải xay mịn.
  • Thứ 7: Súp khoai tây sữa, đậu hà lan.
  • Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.

Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng:

  • Ngày 1: Cháo trắng rây 1:10
  • Ngày 2: Bơ nghiền sữa mẹ
  • Ngày 3: Bơ nghiền chuối
  • Ngày 4: Khoai lang nghiền chuối
  • Ngày 5: Thanh long dầm sữa mẹ
  • Ngày 6: Bột rau ngót
  • Ngày 7: Bột củ dền
  • Ngày 8: Bột cà rốt
  • Ngày 9: Bột hạt sen
  • Ngày 10: Bột ngũ cốc
  • Ngày 11: Bột rau cải bó xôi
  • Ngày 12: Súp ngô ngọt
  • Ngày 13: Súp khoai lang
  • Ngày 14: Súp khoai tây
  • Ngày 15: Súp bí đỏ
  • Ngày 16: Cháo lòng đỏ trứng gà
  • Ngày 17: Súp ngô thịt heo
  • Ngày 18: Cháo hạt sen óc heo
  • Ngày 19: Cháo thịt heo rau ngót
  • Ngày 20: Cháo thịt bò rau củ
  • Ngày 21: Cháo cá hồi
  • Ngày 22: Cháo thịt gà nấm hương
  • Ngày 23: Cháo thịt gà
  • Ngày 24: Súp nấm tổng hợp
  • Ngày 25: Cháo thịt bò bí đỏ
  • Ngày 26: Cháo cá ngừ rau cải thìa
  • Ngày 27: Cháo gà hạt sen
  • Ngày 28: Cháo chim bồ câu tía tô
  • Ngày 29: Cháo tim heo ngải cứu
  • Ngày 30: Cháo thịt bò hành tây

2.2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu với cháo nấu loãng theo tỷ lệ 1:10 và lọc qua rây. Các món ăn khác được chế biến riêng lẻ và có độ thô phù hợp. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn chú trọng mang đến bữa ăn ngon miệng, bắt mắt và rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống chủ động, tự lập.

Ưu điểm:

  • Khuyến khích bé ăn tự lập từ sớm, học cách tự cầm nắm và ăn uống.

  • Thức ăn được chế biến từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, giúp bé phát triển kỹ năng nhai nuốt tốt.

  • Bé được trải nghiệm hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm, giúp phát triển vị giác tốt hơn.

Nhược điểm:

  • Việc chế biến riêng lẻ từng loại thực phẩm và nấu cháo theo tỉ lệ cụ thể yêu cầu nhiều thời gian và công sức.

  • Bé tự ăn có thể dẫn đến việc không kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ, có thể ăn ít hoặc nhiều hơn so với nhu cầu.

  • Bố mẹ cần sáng tạo trong cách chế biến và trình bày thức ăn để kích thích bé ăn uống.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật gồm những món ăn được chế biến riêng biệt từ loãng đến đặc dần

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật gồm những món ăn được chế biến riêng biệt từ loãng đến đặc dần

Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng: 

Lưu ý: Với các thực đơn cháo, mẹ nên nấu theo tỷ lệ 1 :10 (gạo : nước).

  • Ngày 1, ngày 2, ngày 3: Cháo nấu loãng, rây mịn. Mỗi lần cho bé ăn một thìa để tập làm quen.
  • Ngày 4, ngày 5: Cháo trắng rây mịn và tăng lên 2 thìa cho mỗi lần ăn.
  • Ngày 6: Cháo trắng và bí đỏ hấp rây mịn.
  • Ngày 7: Cháo trắng rây mịn - rau cải bó xôi hấp rây mịn - 1 thìa cà rốt hấp rây nhỏ.
  • Ngày 8: Súp lơ xanh hấp chín rây mịn trộn cháo trắng - chuối rây tráng miệng.
  • Ngày 9: Cháo trắng trộn rau mồng tơi rây mịn - đu đủ nghiền.
  • Ngày 10: Củ cải trắng hấp chín, rây qua lưới - khoai lang hấp, rây mịn trộn nước ép táo. 
  • Ngày 11: Khoai lang hấp, nghiền mịn trộn nước Dashi - nước ép lê vàng.
  • Ngày 12: Cháo trắng rây - đậu hũ sốt cà chua nghiền nhỏ, rây mịn.
  • Ngày 13: Cháo trắng rây mịn trộn với cải thìa hấp chín rây mịn - khoai tây hấp chín nghiền mịn trộn sữa chua - nước ép dưa hấu.
  • Ngày 14: Cháo trắng trộn bánh mì - cà rốt hấp chín nghiền nhuyễn trộn sữa chua.
  • Ngày 15: Cháo trắng rây trộn rau mồng tơi hấp, nghiền nhuyễn - chuối nghiền mịn trộn sữa chua.
  • Ngày 16: Cháo trắng trộn súp lơ xanh hấp chín rây mịn - cà rốt hấp nghiền rây mịn.
  • Ngày 17: Cháo trắng rây mịn - đu đủ rây mịn - nước ép lê vàng.
  • Ngày 18: Cháo trắng rây mịn - đu đủ rây nhỏ - nước ép cà rốt.
  • Ngày 19: Cháo trắng trộn cà chua hấp rây mịn - khoai lang hấp chín rây nhuyễn trộn nước cam.
  • Ngày 20: Cháo trắng rây mịn trộn đậu hũ và rau mồng tơi - chuối rây mịn tráng miệng.
  • Ngày 21: Cháo trắng rây mịn trộn đậu cove - bí đỏ hấp chín rây mịn.
  • Ngày 22: Cháo trắng trộn với nhiều loại rau rây mịn - khoai lang hấp rây mịn.
  • Ngày 23: Cháo trắng trộn súp lơ nghiền mịn - nước ép dưa hấu.
  • Ngày 24: Cháo bánh mì trộn chuối nghiền mịn - súp lơ, đậu cove hấp mềm trộn nước Dashi.
  • Ngày 25: Cháo trắng rây mịn trộn cải thìa - đậu hũ nghiền nhuyễn - đu đủ rây nhỏ.
  • Ngày 26: Cháo trắng trộn rau mồng tơi rây mịn - bí đỏ hấp rây mịn.
  • Ngày 27: Cháo trắng trộn rau bó xôi - súp cà rốt - khoai tây hấp mềm.
  • Ngày 28: Nui luộc chín mềm trộn nước Dashi rây mịn - vú sữa rây nhỏ.
  • Ngày 29: Mỳ Udon cà rốt rây nhỏ - súp bắp cải - 1 lát kiwi xanh tráng miệng.
  • Ngày 30: Cháo hạt sen rây mịn - bầu luộc rây mịn - nửa trái vú sữa rây mịn.

2.3 Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW) cho trẻ 6 tháng tuổi

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, hay còn gọi là Baby-Led Weaning (BLW) là một phương pháp ăn dặm được áp dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Trong phương pháp này, thức ăn không được nghiền nhuyễn mà chỉ nấu chín nhừ, sau đó cắt thành miếng để trẻ có thể tự cầm nắm và ăn. Bé tự quyết định sẽ ăn món gì và ăn bao nhiêu, khuyến khích tính tự lập và kỹ năng ăn uống ngay từ giai đoạn đầu. Phương pháp này giúp trẻ phát triển kỹ năng nhai, tự điều chỉnh lượng thức ăn và khám phá hương vị tự nhiên của từng loại thực phẩm.

Ưu điểm: 

  • Trẻ tự lựa chọn và ăn theo ý muốn, giúp tăng cường tính tự lập và thói quen ăn uống chủ động.

  • Khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng nhai nuốt và cầm nắm thức ăn.

  • Trẻ được trải nghiệm nhiều hương vị và kết cấu khác nhau của thực phẩm, từ đó phát triển vị giác tốt hơn.

  • Trẻ tự điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể, giảm nguy cơ ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Nhược điểm:

  • Vì thức ăn không được nghiền nhuyễn nên dễ gặp nguy cơ hóc nghẹn, đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

  • Trẻ tự ăn có thể làm thức ăn rơi vãi, gây bừa bộn và bố mẹ phải mất nhiều thời gian dọn dẹp.

  • Khó kiểm soát lượng thức ăn và dinh dưỡng mà trẻ tiêu thụ, có thể dẫn đến thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng.

  • Bố mẹ cần kiên nhẫn để theo dõi và hỗ trợ trẻ tập làm quen với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. 

Thực đơn ăn dặm theo phương pháp BLW gồm những món ăn được nấu chín mềm, thái nhỏ

Thực đơn ăn dặm theo phương pháp BLW gồm những món ăn được nấu chín mềm, thái nhỏ

Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp tự chỉ huy (BLW):

  • Ngày 1: Bí ngòi, súp lơ luộc, ớt chuông hấp.
  • Ngày 2: Súp lơ, cà rốt, măng tây hấp mềm, bơ xay trộn sữa làm sốt chấm.
  • Ngày 3: Phi lê cá rô phi nướng, bí ngòi, bí đỏ, khoai lang tím hấp.
  • Ngày 4: Cá hồi chiên, đậu cove, khoai tây, cà rốt hấp.
  • Ngày 5: Lòng đỏ trứng gà rán, măng tây, súp lơ hấp.
  • Ngày 6: Măng tây, đậu đũa, cà rốt hấp, dưa chuột.
  • Ngày 7: Măng tây nướng, khoai lang hấp, bánh ngô chiên, bánh khoai tây thịt bò.
  • Ngày 8: Khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai ăn cùng bí đỏ, su su hấp.
  • Ngày 9: Măng tây luộc, nui, củ cải luộc, thịt viên chiên
  • Ngày 10: Bí đỏ hấp, khoai tây chiên, gà viên chiên mộc nhĩ nấm hương.
  • Ngày 11: Đậu đũa, mướp hấp, cà rốt hấp, xoài chín.
  • Ngày 12: Măng tây, su su hấp, bí xanh, cà chua hấp, đu đủ chín.
  • Ngày 13: Mướp, đậu đũa hấp, bầu trắng, cà rốt, hành tây hấp, xoài chín.
  • Ngày 14: Cơm nát cuộn rong biển, cà chua, đậu đũa hấp, hành tây, su su hấp.
  • Ngày 15: Bí xanh, cà rốt, đậu đũa, su su, hành tây hấp, xoài chín.
  • Ngày 16: Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa, hành tây, su su hấp, dưa chuột, đu đủ chín.
  • Ngày 17: Thịt gà rang, khoai tây nướng, cà rốt hấp, kiwi tráng miệng.
  • Ngày 18: Phô mai que chiên, súp lơ, bí xanh hấp.
  • Ngày 19: Cà tím nướng, măng tây luộc, tráng miệng dưa lưới.
  • Ngày 20: Bánh mì, măng tây xào, bông cải trắng luộc.
  • Ngày 21: Cánh gà chiên, cơm nát trộn củ quả thập cẩm, dâu tây.
  • Ngày 22: Bánh mì nướng, cà rốt hấp, chuối chín.
  • Ngày 23: Thịt ức gà luộc xé nhỏ, khoai lang nướng, xoài chín.
  • Ngày 24: Đậu cove luộc, bí đỏ hấp, bơ chín.
  • Ngày 25: Củ cải, su su luộc, táo nướng quế.
  • Ngày 26: Khoai tây, đậu Hà Lan hấp, táo nướng.
  • Ngày 27: Cánh gà rút xương áp chảo, măng tây luộc, táo.
  • Ngày 28: Bánh mì, cà rốt luộc, kiwi.
  • Ngày 29: Bánh mì, cà rốt, đậu đũa hấp, 2 lát cam tươi.
  • Ngày 30: Cánh gà rút xương chiên, cơm trộn củ quả, dâu tây.

3. Lưu ý cần biết khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ

Dù áp dụng phương pháp ăn dặm nào, bố mẹ cũng cần lưu ý thêm một số điều quan trọng như sau nhằm mang đến cho trẻ bữa ăn ngon miệng, đủ dưỡng chất và an toàn:

  • Chọn thực phẩm sạch, tươi ngon: Chọn thực phẩm hữu cơ hoặc từ nguồn cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại. 
  • Rã đông thực phẩm đúng cách: Thực phẩm khi được bảo quản bằng cách cấp đông nên được rã đông từ từ trong ngăn mát tủ lạnh hoặc bằng cách ngâm nước ấm, dùng lò vi sóng. Việc rã đông đúng cách giúp thực phẩm giữ được hương vị, dưỡng chất tốt nhất. 
  • Không nên sử dụng thức ăn hâm đi hâm lại: Thức ăn được hâm đi hâm lại nhiều lần có thể bị mất chất dinh dưỡng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, mỗi món ăn chỉ nên nấu đủ cho một lần ăn của trẻ.
  • Không thêm muối, gia vị vào đồ ăn dặm: Trẻ dưới 1 tuổi không cần nêm muối, nước mắm hay các loại gia vị vào thức ăn để không gây hại cho chức năng thận. Bố mẹ có thể dùng vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ để kích thích vị giác của bé.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, không phù hợp cho trẻ 6 tháng: Các thực phẩm như: mật ong, lòng trắng trứng, đậu phộng và các loại hải sản dễ gây dị ứng và không an toàn cho trẻ nhỏ. Vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên tránh sử dụng các thực phẩm này cho đến khi bé lớn hơn, quen dần với việc ăn uống.

Thực phẩm cần được bảo quản, rã đông đúng cách để giữ trọn hương vị, dưỡng chất

Thực phẩm cần được bảo quản, rã đông đúng cách để giữ trọn hương vị, dưỡng chất

Việc lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phù hợp là nền tảng quan trọng giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Dù bố mẹ chọn thực đơn ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm tự chỉ huy, điều quan trọng nhất là đảm bảo bữa ăn của bé đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và tạo được cho bé cảm giác ngon miệng, hào hứng khi ăn uống. 

Nếu mẹ đang tìm kiếm các sản phẩm ăn dặm cho bé yêu của mình, Sakuko Store là địa chỉ tin cậy để lựa chọn những sản phẩm nội địa Nhật chính hãng, chất lượng. Sakuko cung cấp đa dạng các loại thực phẩm ăn dặm từ bột ăn dặm, cháo ăn liền, đến các loại bánh và đồ ăn nhẹ, phù hợp với sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Tất cả sản phẩm đều thuộc những thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, nhập khẩu chính hãng, giúp mẹ yên tâm về nguồn gốc và chất lượng.

Chọn mua sản phẩm ăn dặm an toàn, chất lượng tại Sakuko Store

Chọn mua sản phẩm ăn dặm an toàn, chất lượng tại Sakuko Store

Đặc biệt, với hệ thống cửa hàng dày đặc và trang web tiện lợi, mẹ có thể dễ dàng mua sắm các sản phẩm ăn dặm mọi lúc, mọi nơi. Hãy tham khảo và lựa chọn các sản phẩm ăn dặm tại Sakuko để mang đến cho bé yêu những bữa ăn dặm ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và an toàn nhất. 

Mẹ có thể truy cập tại đây để tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm ăn dặm phù hợp nhất cho bé yêu của mình hoặc tới mua hàng trực tiếp tại cửa hàng của Sakuko trên toàn quốc hoặc liên hệ qua các kênh trực tuyến như:

SAKUKO JAPANESE RETAILER - HỆ THỐNG BÁN LẺ TIÊU DÙNG PHONG CÁCH NHẬT BẢN 


 

Đang xem: 3 kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon miệng, bổ dưỡng

Sản phẩm đã xem

bình luận trên bài viết “3 kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon miệng, bổ dưỡng

Viết bình luận



0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng